Lắng nghe ý kiến người dân

Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri TPHCM. Ảnh: H.T.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp xúc cử tri TPHCM. Ảnh: H.T.
TP - Đó là khẳng định của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri ba quận 1, 3, 4 (TPHCM) diễn ra ngày 19/6. Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri lên án hành vi tụ tập gây mất an ninh trật tự tại một số địa phương trong những ngày vừa qua, đồng thời kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần xem xét kỹ nội dung dự thảo Luật về các đơn vị hành chính đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu).

Theo cử tri Lê Thanh Tùng (quận 3), nhiều cử tri băn khoăn dự thảo luật cố tình “lách” quy định về thời hạn, từ 100 năm trước nay vốn được nhiều nước xác định là nhượng địa xuống còn 99 năm nên cần hết sức cân nhắc trước khi Quốc hội bấm nút thông qua. “Chúng ta không bao giờ quên bài học về Hoàng Sa, Trường Sa để giữ vững niềm tin của người dân, chủ quyền của Tổ quốc”, ông Tùng nói.

Cử tri Đoàn Đình Dũng (quận 1) cho rằng cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm minh những đối tượng gây rối vừa qua, đồng thời để lòng yêu nước của người dân không bị lợi dụng, trước khi ban hành dự án luật cần đưa xuống từng cơ sở để người dân tiếp cận, bàn bạc để tạo sự đồng thuận.

Ghi nhận các ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ Luật Đặc khu là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước.

Quá trình xây dựng dự thảo Luật Đặc khu rất công phu. Ban soạn thảo đã tổng kết, đánh giá các mô hình khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế ở Việt Nam trong 25 năm qua. Chính phủ cũng nghiên cứu 13 quốc gia, vũng lãnh thổ khác, cả thành công lẫn thất bại, khảo sát nghiên cứu các cơ chế chính sách đặc thù. Dự thảo cũng đã được đưa ra lấy ý kiến của các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín, lấy ý kiến của người dân trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Quốc hội.

Theo Chủ tịch nước, việc xây dựng Luật Đặc khu đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Trong khi đó, luật này lại là luật mới, phức tạp, chưa có tiền lệ xây dựng nên cần phải nghiên cứu thận trọng.

“Tuy nhiên tới hôm nay tôi nhận thấy vẫn chưa đủ, chưa rộng rãi và sâu rộng. Có nhiều vấn đề cần tiếp tục lắng nghe ý kiến chuyên gia, các vị lão thành cách mạng, nhân dân nên Quốc hội đã lùi thời gian thông qua. Về thời gian cho thuê đất 99 năm, đã được rút lại”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

Lợi dụng chiêu bài “yêu nước” để chống phá

Về Luật An ninh mạng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ thời gian qua Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã yêu cầu xây dựng chặt chẽ luật An ninh mạng nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân, không cản trở lợi ích của người dân. “Xây dựng luật này nhằm bảo đảm xu hướng thông lệ của quốc tế. Hiện có 95 nước đã ban hành Luật An ninh mạng nhằm bảo đảm an ninh thông tin khi tham gia dịch vụ internet. Có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp lưu trữ dữ liệu tại quốc gia có sử dụng dịch vụ của nhà mạng”, Chủ tịch nước khẳng định.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng cho hay Luật An ninh mạng được Quốc hội thông qua với tỷ lệ 86,86%, còn Luật Đặc khu cần thêm thời gian để xem xét thấu đáo. Tuy nhiên, có một số phần tử xấu, các thế lực thù địch đã lợi dụng việc xem xét hai dự luật này, lợi dụng người dân không có đủ thông tin để kích động nhiều người tụ tập, gây rối…

“Công an cũng đã khởi tố, giam giữ một số đối tượng quá khích, cầm đầu và sắp tới sẽ đưa ra xử lý theo quy định của pháp luật. Một số đối tượng được giáo dục, cho về với cộng đồng… Sự việc vừa xảy ra ở Bình Thuận và TPHCM là đáng tiếc nhưng rất nghiêm trọng. Tôi mong rằng các cơ quan chức năng, bà con cử tri trong cần chủ động hơn trong công tác nắm tình hình, tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn việc xây dựng hai dự luật trên. Vừa qua, việc tuyên truyền chưa được như mong muốn, phải làm dân hiểu để không tham gia biểu tình, không bị lợi dụng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.

“Vụ AVG rất nghiêm trọng với nhiều khuất tất gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Tới nay mới xử lý sai phạm một vài cá nhân, trong khi hàng loạt người có liên quan chưa bị xử lý, đề nghị phải xử lý nghiêm” – Cử tri Nguyễn Hữu Châu (quận 3) kiến nghị.

Trả lời các cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng tham nhũng là “giặc nội xâm”. Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm từ các vụ tham nhũng lớn tới nạn tham nhũng vặt khiến người dân thấy nhức nhối, cụ thể sẽ xem xét trách nhiệm của các cấp ủy, thủ trưởng trong các vụ việc liên quan.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.