Lần đầu tái hiện quy trình đúc cồng chiêng Êđê

Du khách thích thú chụp ảnh cùng cồng chiêng
Du khách thích thú chụp ảnh cùng cồng chiêng
TPO - Một trong những sự kiện văn hóa đặc sắc của lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 năm 2019, là cuộc trình diễn đúc cồng chiêng Êđê vào chiều ngày 11/3 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Lắk tổ chức. 
Lần đầu tái hiện quy trình đúc cồng chiêng Êđê ảnh 1

Đổ trấu chuẩn bị đúc cồng chiêng.

Tại buổi lễ, 10 nghệ nhân của Làng nghề đúc đồng Phước Kiều, xã Điện Phương, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) trình diễn quy trình từ khâu nung chảy nguyên liệu, đổ khuôn đến khâu cho ra một bộ cồng chiêng Êđê hoàn chỉnh. Sau đó, bộ chiêng được các nghệ nhân Êđê chỉnh âm cho phù hợp với thang âm cồng chiêng của đồng bào Êđê.

Lần đầu tái hiện quy trình đúc cồng chiêng Êđê ảnh 2 Dụng cụ đúc cồng chiêng.

Việc tổ chức trình diễn đúc cồng chiêng của người Êđê tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 góp phần tăng cường giới thiệu, quảng bá đến nhân dân, du khách trong nước và quốc tế về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, về giá trị, ý nghĩa lịch sử, và cách cho ra đời những bộ chiêng quý.

Lần đầu tái hiện quy trình đúc cồng chiêng Êđê ảnh 3

Một chiếc chiêng vừa đúc xong.

Lần đầu tái hiện quy trình đúc cồng chiêng Êđê ảnh 4 Tạo hoa văn trên chiêng.

UNESCO đã công nhận đồng bào Tây Nguyên là chủ nhân không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên- “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”. Nhưng đến nay, Tây Nguyên nói chung, tỉnh Đắk Lắk nói riêng chưa có nghệ nhân nào biết đúc chiêng, hoặc hộ gia đình, doanh nghiệp nào đứng ra mở cơ sở nghề đúc cồng chiêng. 

Mỗi khi có nhu cầu sử dụng cồng chiêng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đều phải đi mua chiêng ở các địa phương khác. Làng nghề đúc đồng Phước Kiều những năm qua đã bán lên Tây Nguyên hơn 4.000 bộ chiêng các loại.

Lần đầu tái hiện quy trình đúc cồng chiêng Êđê ảnh 5 Nghệ nhân thử âm thanh cồng chiêng.
MỚI - NÓNG