Làm thêm quần quật nhưng chưa hết tháng đã rỗng ví, hóa ra là vì những thói quen này!

HHT - Ngay cả một số việc với mục đích tốt, như giữ các voucher giảm giá lại cũng có thể khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn. Nhưng nếu bạn đã biết các rủi ro, thì bạn có thể có cách tránh được. 

Dưới đây là những thói quen sẽ luôn khiến bạn trong tình trạng “không biết tiền đi đâu hết” - và cách để bỏ những thói quen đó:

Đi ngắm đồ không mục đích, tưởng chỉ để giải khuây

Ai mà chẳng thích lượn từ giá treo đồ này sang quầy đựng phụ kiện nọ để xem người ta đang bán những gì. Nhưng trong chúng ta, ai cũng có những “điểm yếu” - tức là những món đồ dễ khiến chúng ta mê mẩn và móc ví: Quần áo, đồ điện tử hoặc đồ trang trí nhà cửa. Kể cả khi bạn là người không thích mua sắm.

Mà bây giờ, bạn thậm chí chẳng phải rời nhà để có thể ngắm đồ, các trang mua bán online liên tục có chương trình “giảm giá đặc biệt” và những quảng cáo trên khắp mọi phương tiện có thể. Và kết quả là bạn bị hút vào lúc nào không hay và mua sắm tùy hứng ngoài dự định.

Làm thêm quần quật nhưng chưa hết tháng đã rỗng ví, hóa ra là vì những thói quen này! ảnh 1 Không nên "window shopping" chỉ cho vui

“Ngắm đồ” là một thói quen không tốt cho tài chính của bạn, và bạn cần phải khá nghiêm khắc mới bỏ thói quen này được. Và trước khi mua món đồ mà bạn đang thiết tha, hãy tự hỏi mình hai câu: Mình có cần nó không, và mình có thể trả TIỀN MẶT để mua nó không? Nếu bạn trả lời “không” cho một trong hai câu, hoặc cả hai, thì đừng mua.

Mang theo nhiều tiền mặt

Bạn biết rõ rằng trả bằng “tiền nhựa” (thẻ) là không tốt, vì trong hầu hết các trường hợp, đó là khoản bạn “vay” ngân hàng (credit). Thế nhưng mang theo nhiều tiền mặt cũng có thể là thói quen xấu. Bởi vì tiền mặt cho người ta cảm giác có nhiều. Tức là có tiền dư ở trong ví, và cảm giác có khoản tiền sẵn sàng để chi tiêu.

Làm thêm quần quật nhưng chưa hết tháng đã rỗng ví, hóa ra là vì những thói quen này! ảnh 2

Không nên mang quá nhiều tiền mặt

Giải pháp: Chỉ nên mang theo vừa đủ tiền bạn cần và để số còn lại ở nhà. Tránh tiêu bằng thẻ tín dụng là tốt, nhưng phải lập kế hoạch chi tiêu cũng quan trọng không kém một khi bạn chọn chi tiêu bằng tiền mặt.

Bạn cũng có thể để riêng tiền ra các phong bì khác nhau: Một phong bì tiền dành cho giải trí, một phong bì tiền cho các nhu cầu cơ bản (ăn sáng, ăn trưa nếu cần, tiền xăng xe…).

Để thông tin lại cho các cửa hàng

Bây giờ hầu hết các cửa hàng đều hỏi bạn tên và số điện thoại và/ hoặc e-mail để “cập nhật các chương trình khuyến mãi” hoặc “gửi quà vào những dịp đặc biệt”, nghe có vẻ rất… có ích cho bạn, phải không nào? Nhiều site mua sắm online thậm chí còn khôn ngoan đến độ lưu giữ cả địa chỉ và thông tin thẻ tín dụng của bạn, để lần sau bạn quay lại mua sắm thì rất nhanh chóng.

Một số website có kiểu đặt hàng “một cú click” - chỉ một giây và bạn đã đặt mua hàng xong. Rất dễ dàng và rất nguy hiểm! Việc mua sắm quá dễ này không chỉ khiến bạn rỗng túi nếu bạn vốn thích mua sắm thả phanh, mà nó còn khiến cho bạn mất cảm giác rằng mình đang tiêu tiền, bởi vì tất cả những gì bạn làm chỉ là click.

Làm thêm quần quật nhưng chưa hết tháng đã rỗng ví, hóa ra là vì những thói quen này! ảnh 3 Các cửa hàng sẽ không buông tha một khi họ có thông tin của bạn

Bạn cũng có quyền từ chối để lại thông tin của mình cho các cửa hàng, bởi những tin nhắn khuyến mãi, “hàng mới về” của họ luôn cám dỗ bạn shopping trong khi thực ra bạn không nên. Thật tuyệt vời khi bạn biết về một chương trình giảm giá lớn, nhưng nếu bạn không thực sự cần gì cả, thì đó chỉ đơn thuần là một cám dỗ mà thôi.

Giữ những phiếu giảm giá mà bạn không cần

Ai mà chẳng thích mua được hàng với giá hời, đặc biệt khi nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Cho nên, không ai nỡ bỏ phiếu giảm giá. Nhưng liệu nó có phải là thói quen tốt không? Tất nhiên, được giảm 20% ở cửa hàng sữa chua kem nổi tiếng cũng thích thật, nhưng bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi thấy số tiền mình chi tiêu không hề giảm xuống, cho dù mình có sưu tầm coupon nhiều đến đâu.

Thực tế là các phiếu giảm giá có thể khiến bạn mua những thứ mà bạn không định mua. Bạn sẽ muốn đến quán cà phê hoặc sữa chua kem nào đó khi bạn có phiếu giảm 20% trong tay (với thời hạn là một tuần chẳng hạn), mặc dù nếu bình thường ra thì bạn chẳng có nhu cầu.

Làm thêm quần quật nhưng chưa hết tháng đã rỗng ví, hóa ra là vì những thói quen này! ảnh 4 Giảm giá là cái bẫy ngọt ngào ai cũng dễ mắc phải.

Giải pháp: Hãy bắt đầu bằng một danh sách những thứ bạn cần chi tiêu cho mỗi tuần, và rồi xem tập phiếu giảm giá mà bạn có. Nếu bạn có thể dùng được thứ gì đó cho những thứ mình cần mua, thì tuyệt, nhưng nếu không nhất thiết phải mua từ chính xác cái cửa hàng mà bạn có phiếu, thì quên nó đi, chẳng có gì là lãng phí cả.

Shopping theo cảm xúc

Bạn vừa trải qua một tuần bận rộn, bực bội, hoặc một tuần tốt lành, bạn đều có mong muốn mua sắm hoặc để đền bù cho bản thân hoặc tự thưởng cho bản thân. Để cho tâm trạng chi phối các quyết định mua sắm của mình chính là cách nhanh nhất để rỗng túi.

Làm thêm quần quật nhưng chưa hết tháng đã rỗng ví, hóa ra là vì những thói quen này! ảnh 5 Cảm xúc khiến bạn tiêu tiền mất kiểm soát

Bạn cần thực sự tỉnh táo trước khi shopping. Bạn có thực sự cần những món đồ đó không? Bạn có thực sự có khả năng chi trả không? Hãy thành thật với bản thân mình. Bạn có thể thưởng cho mình bằng cách làm việc gì đó không tốn kém, như là tắm bằng sữa tắm mà bạn ưa thích, hay dành thời gian xem bộ phim thật hay.

MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm