Làm thế nào nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho trẻ?

Làm thế nào nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho trẻ?
Cho trẻ bú sữa mẹ, ăn thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch, ngủ đủ giấc, vận động ngoài trời, không lạm dụng thuốc kháng sinh… là những cách mà mẹ thường nghe nhắc đến để nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ.

Các nhà khoa học gần đây còn phát hiện ra một dưỡng chất trong sữa mẹ, được cho là có tác động rất lớn đến hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ. Đó là HMO - một dưỡng chất vàng, được xem như “người hùng” giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mà mẹ trao cho con thông qua dòng sữa của mình. HMO là gì và tại sao lại có tác dụng kỳ diệu đến thế?-

Bảo vệ con giữa “hàng ngàn vi khuẩn”: Khó không?

Là bố mẹ, bản năng của chúng ta luôn muốn có mặt mọi lúc mọi nơi để bảo vệ con, nhất là trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Thế nhưng, nhiều nguy cơ cho sức khỏe của trẻ lại không thể nhìn bằng mắt thường như vi khuẩn, vi rút. Cách tốt nhất để bảo vệ trẻ không phải là ngăn con khỏi việc tiếp xúc với thế giới bên ngoài để tránh vi khuẩn, vi rút mà là giúp trang bị cho con hệ miễn dịch khỏe mạnh ngay từ khi còn nhỏ để trẻ có thể đề kháng với những nguy cơ cho sức khỏe từ khi còn bé.

Tiến sĩ Rachael Buck, chuyên gia nghiên cứu khoa học đồng thời là chuyên gia về sức khỏe tại Abbott, chia sẻ cùng các bậc cha mẹ: “Có một sự thật là trẻ em có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn khi chúng còn nhỏ. Trên thực tế, trẻ dưới 6 tuổi mắc trung bình 6 - 8 lần cảm lạnh mỗi năm, ngoài ra còn có các bệnh nhiễm trùng về tai, bệnh tiêu chảy và một số bệnh khác. Thêm vào đó, một số còn mắc dị ứng, hen suyễn hay eczema nữa”.

Trong 6 tháng đầu đời và suốt thời gian 2 năm sau đó, cơ thể bé liên tục “làm quen” dần với những vi khuẩn mới trong quá trình tiếp xúc với người lạ, đến các địa điểm mới, khám phá những môi trường mới. Thành phần hệ vi khuẩn của bé theo đó sẽ thay đổi, ngày càng trở nên đa dạng hơn.

Đến 3 tuổi, hệ vi khuẩn trở nên ổn định hơn. Thế nhưng, chỉ cần một đợt ốm, thuốc kháng sinh hay các thực phẩm mới sẽ có thể phá vỡ hay làm thay đổi cấu trúc vi khuẩn trong đường ruột của trẻ. Bảo vệ đứa con bé bỏng của mình giữa rất nhiều mầm bệnh luôn chực chờ phá hoại hệ miễn dịch của trẻ vì vậy là điều khiến rất nhiều bậc cha mẹ lo lắng.

Theo tiến sĩ Barbara Marriage, Phó Giám đốc của Phòng Khoa học Pháp chế và Cải tiến toàn cầu tại Abbott, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh sẽ quyết định chất lượng cuộc sống của một đứa trẻ không chỉ hiện tại mà còn mang tính lâu dài. Hệ miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ phát triển thể chất khỏe mạnh, có cơ hội vận động và học hỏi tốt hơn, từ đó phát triển trí thông minh hơn.

Việc bảo vệ và nuôi dưỡng hệ miễn dịch trong 2 năm đầu đời rất quan trọng, vì đó là giai đoạn nền tảng để phát triển hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Bố mẹ vẫn luôn ưu tiên để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch cho trẻ nhưng nhiều người vẫn chưa biết làm thế nào.

Làm thế nào nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho trẻ? ảnh 1  

HMO: Dưỡng chất xây dựng hệ miễn dịch của trẻ trong những năm đầu đời

Chia sẻ cùng các bậc cha mẹ cách nuôi dưỡng hệ miễn dịch của trẻ, tiến sĩ Rachael Buck cho biết: “Dù bạn có thể làm rất nhiều cách để ngăn mầm bệnh tấn công hệ miễn dịch của bé yêu thì một trong những bí quyết tốt nhất giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch lại nằm ngay ở đường ruột, hay cụ thể hơn là ở hệ vi khuẩn đường ruột”.

Tiến sĩ cho biết, liên quan mật thiết đến hệ vi khuẩn đường ruột này, các bậc cha mẹ cần quan tâm đến một dưỡng chất đặc biệt mang tên HMO có trong sữa mẹ, vốn là cách tự nhiên của tạo hóa để nuôi dưỡng hệ vi khuẩn có lợi ở đường ruột. HMO chính là dưỡng chất đã góp phần khiến sữa mẹ trở thành tiêu chuẩn vàng trong việc nuôi dưỡng hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ.

HMO là viết tắt của Human Milk Oligosaccharides - thành phần phổ biến thứ ba trong sữa mẹ, sau chất béo và Carbohydrate. HMO chiếm tới gần 10% trong sữa mẹ, hoạt động như prebiotics trong sữa mẹ và còn hơn thế nữa. Giống các prebiotics khác, HMO hỗ trợ sức khỏe đường ruột, nơi 70% hệ thống miễn dịch có mặt.

HMO có 3 vai trò chính. Thứ nhất, chúng là prebiotics, là thức ăn cho các vi khuẩn có lợi. Thứ hai, HMO có thể chống các tác nhân gây bệnh bám dính.  HMO hoạt động như mồi nhử để các tác nhân gây bệnh bám vào thay vì bám vào thụ thể của tế bào, từ đó giảm việc các tác nhân này xâm nhập vào trong tế bào gây nhiễm trùng và bệnh tật cho trẻ.

Điều này như một phát kiến mới, khi các nhà khoa học cuối cùng đã khám phá ra rằng: Các dưỡng chất trong sữa mẹ không chỉ cung cấp thức ăn nuôi dưỡng trẻ mà còn cung cấp thức ăn nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi trong đường ruột của trẻ, để bảo vệ trẻ khỏi các yếu tố gây bệnh. HMO cũng được hấp thụ vào máu và đây là cách chúng hỗ trợ hệ miễn dịch ngoài đường ruột.

Phát hiện này về HMO đã mở ra một cánh cửa mới cho các nhà khoa học trong ngành dinh dưỡng nhũ nhi, lý giải cụ thể và rõ ràng cho việc vì sao trẻ bú sữa mẹ được cung cấp HMO sẽ có hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, ít bị nhiễm trùng hơn.

Từ những phát hiện đầu tiên, các nhà khoa học tại phòng nghiên cứu của Abbott đã tập trung thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu về HMO, nhằm khám phá hết những công dụng và lợi ích của dưỡng chất này, cũng như làm thế nào để đưa dưỡng chất độc đáo này vào những công thức sữa dành cho trẻ nhỏ. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.