Làm thế nào để học tại Bắc Hà mà được trường ĐH ngoại cấp bằng

Làm thế nào để học tại Bắc Hà mà được trường ĐH ngoại cấp bằng
Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà có nhiều hợp tác với các trường ĐH trên thế giới.

Xin cho biết về cơ sở đào tạo của trường Đại học Quốc tế Bắc Hà?

Nhà trường chủ trương vẫn phải có cơ sở đào tạo đàng hoàng, tiện nghi, biệt lập, có điều kiện bảo đảm tốt chất lượng đào tạo, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chính vì vậy, chấp nhận phải chi một khoản kinh phí lớn để ký Hợp đồng thuê dài hạn với Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Nam Thắng để thuê một tòa nhà 4 tầng tại 54 Vũ Trọng Phụng, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội trong khuôn viên 3896 m2, với tổng diện tích sàn xây dựng 3096 m2 để bố trí 16 phòng học, giảng đường, 2 phòng máy tính, 6 phòng học ngoại ngữ, thư viện, hội trường rộng 252,7m2 , sân vận động ngoài trời với mặt sân cỏ nhân tạo rộng 680m2 , bãi gửi xe....

Trong trường toàn bộ hệ thống phòng học được trang bị đầy đủ tiện nghi hiện đại, có máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, hệ thống máy tính kết nối internet 24/24, các phòng học ngoại ngữ và kỹ năng được thiết kế phù hợp với hoạt động nhóm và thực hành.

Để triển khai có chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo 3 ngành khối Xây dựng, nhà trường đã ký với Trường Đại học Xây dựng văn bản Hợp tác đào tạo, trong đó Trường Đại học Xây dựng xem Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà là đối tác chiến lược và sẽ hỗ trợ Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà đội ngũ giảng viên, sử dụng cơ sở vật chất trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nếu muốn học chuyển tiếp và được cấp bằng quốc tế, em phải đạt điều kiện nào?

Em phải làm gì để khi học tại Đại học Quốc tế Bắc Hà mà được trường ĐH ngoại cấp bằng?

Ngoài chương trình hợp tác với Trường ESC Pau như đã trình bày ở trên với Đại học Griffith (Úc), một đối tác được xác định là chiến lược, Trường đã nhiều lần làm việc trực tiếp để cùng nhau xây dựng và ký kết thành công chương trình liên kết theo mô hình 2+1,5 (hoặc 2+2), cho phép sinh viên Trường Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà theo học chương trình liên kết có thể chuyển sang học các năm cuối tại Đại học Griffith với 4 ngành học là Quản trị kinh doanh, Kế toán – Kiểm toán, Điện tử - Máy tính và Công nghệ thông tin. Khi tốt nghiệp, sinh viên được Trường Đại học Griffith cấp bằng.

Trường đã ký kết hợp tác chính thức với Trường Đại học New England (Úc) về việc công nhận chương trình cử nhân kinh tế của Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà và sẵn sàng tiếp nhận sinh viên của Trường sang học chuyển tiếp ở 2 ngành Quản lý tài chính và Quản trị kinh doanh theo các điều kiện đầu vào và mô hình chuyển tiếp giống như thỏa thuận hợp tác với Đại học Griffith. Đã ký thỏa thuận liên kết đào tạo chuyển tiếp với 2 trường đại học ở Anh là Worcester và New Backinghamshire. Cả 2 trường đã nhất trí công nhận chương trình đào tạo các ngành kinh tế của Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà và cho phép sinh viên của Trường sau khi kết thúc chương trình năm thứ 3 khối ngành kinh tế, nếu đủ điều kiện về tiếng Anh, có thể chuyển thẳng sang trường bạn học tiếp một năm cuối (top up program) để nhận bằng cử nhân danh dự (bachelor honours) về Quản trị kinh doanh và Tài chính quốc tế.

Em là một học sinh thích tìm hiểu về khoa học. Nếu em học tập tại trường này thì cơ hội nghiên cứu khoa học sẽ là thế nào?

Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực mà Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà rất coi trọng.

Nhóm nghiên cứu khoa học của Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông của Trường trong các năm 2010 -2011 đã được Quỹ Phát triển xã hội thông tin (The Information Society Innovation Fund) lựa chọn, cấp kinh phí cho 2 đề tài với kinh phí gần 60.000 USD cùng với 11 đề tài của các trường đại học khác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là : “ Truy cập internet băng thông rộng cho các vùng sâu, vùng xa, nông thôn Việt Nam” (đề tài khoa học này đã đề xuất một phương án khai thác kết hợp sáng tạo giữa công nghệ WIMAX và cơ sở truyền hình sẵn có, nhằm cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng, bền vững, kinh tế và hiệu quả cho các vùng nông thôn Việt Nam. Sự kết hợp này cho phép tín hiệu WIMAX được truyền tải qua một hệ thống truyền hình sẵn có mà không cần đầu tư một hệ thống WIMAX mới). Đề tài thứ hai là “ Mạng cảm biến Adhoc không dây kết hợp GPS cho các ứng dụng quản lý, tìm kiếm và cứu hộ trên biển.”. Đề tài đã đề xuất phương án kết hợp hệ thống định vị toàn cầu GPS với mạng cảm biến Adhoc không dây nhằm cung cấp dịch vụ định vị hiệu quả và đường truyền thông tin ổn định cho các thuyền cá vừa và nhỏ, khi liên lạc từ thuyền về bờ. Giải pháp này giúp định vị, giám sát vị trí các thuyền một cách liên tục, thuận tiện cho các hoạt động tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống khẩn cấp.

Từ các công trình này đã có 2 công trình được công bố tại các hội nghị quốc tế. Một số nghiên cứu độc lập của các thành viên của trường có kết quả khá tốt, đã có 4 công trình được công bố trên các tạp chí lớn của thế giới và 6 công trình khác được công bố trong các hội nghị quốc tế.

Trong các năm 2012, 2013 Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà được Bộ Khoa học và Công nghệ giao chủ trì Đề tài độc lập cấp nhà nước “Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam đến năm 2020” do Giáo sư Đặng Hữu làm Chủ nhiệm đề tài. Tiến độ và chất lượng đề tài đang tiến triển tốt.

Vì vậy, nếu bạn có năng lực và nhiệt huyết, Trường Đại học Quốc tế Bắc Hà là một môi trường tốt để bạn thực hiện ước mơ nghiên cứu khoa học của bạn.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.