Lâm tặc tấn công cảnh sát

Lâm tặc tấn công cảnh sát
TP - Sáng 22-4, đợt cưỡng chế, giải tỏa đất rừng với quy mô lớn nhất từ trước tới nay của tỉnh Đăk Nông bắt đầu tại xã Đăk Ngo, huyện Tuy Đức. Lực lượng liên ngành đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của hàng trăm người dân đang xâm canh trái phép trên đất rừng.

>> Lâm tặc tấn công kiểm lâm
>> Vụ phá rừng ở Đắk Nông: Dân đã ra khỏi rừng

Trước đó, liên ngành kiểm lâm, công an, quân đội... (gọi tắt là Đoàn 12) với hàng trăm người được trang bị đầy đủ vũ khí, công cụ hỗ trợ và hàng chục xe ủi, máy múc đã tập kết tại Văn phòng 2 của Cty TNHH Một thành viên lâm nghiệp Quảng Tín (xã Đăk Ngo). Theo kế hoạch, đợt này đoàn sẽ truy quét tại 4 tiểu khu do Cty lâm nghiệp Quảng Tín quản lý và dự kiến chặt bỏ 507ha cây trồng trái phép, giải tỏa 36 căn nhà, 91 lều lán, thu hồi 711ha đất rừng.

Khoảng 9 giờ sáng 22-4, tổ công tác gồm công an, kiểm lâm đi trước vào rừng đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của lâm tặc. Thiếu úy Hà Tiến Hào - Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Công an tỉnh Đắc Nông - bị ném đá vào mặt, gãy sống mũi.

Thượng sĩ Trần Văn Luân, cũng thuộc đơn vị này, rút chốt mìn hơi cay để giải tỏa đám đông, chưa kịp ném mìn thì bị choáng do trúng đá vào đầu, quả mìn nổ làm đứt lìa 3 ngón tay phải. Cùng thời điểm, đoàn xe ủi gồm 6 chiếc của Đoàn 12 vừa từ Văn phòng 2 Cty Quảng Tín tiến ra vài trăm mét thì bị hàng trăm người chặn đường, đập tan tành 6 chiếc xe.

Hai xe ủi khác cũng gặp nạn trong rừng, một chiếc bị phá hủy bộ phận điều khiển và một chiếc bị đốt. Đến trưa 22-4, Công an tỉnh Đắc Nông tăng cường 100 cảnh sát cơ động vào xã Đắc Ngo để hỗ trợ lực lượng liên ngành. UBND huyện Tuy Đức cũng huy động nhiều xe reo đến kéo gỗ, giải phóng tuyến đường vào hiện trường. Khoảng 400 lâm tặc chia thành nhiều toán nhỏ, rút vào ẩn nấp trong rừng.

Đến cuối chiều cùng ngày, công an đã bắt 3 đối tượng cầm đầu vụ đập phá máy múc.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.