Làm sao để sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh?

0:00 / 0:00
0:00
Làm sao để sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh?
SVVN - Buổi nói chuyện về chuyên đề “sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh” vừa được đăng tải trên fanpage trường ĐH KHXH&NV (ĐHQG TP. HCM). Chương trình đã thu hút hàng ngàn lượt quan tâm của các bạn sinh viên.

Buổi nói chuyện về chuyên đề xoay quanh 5 nội dung: Tổng quan về Internet, mạng xã hội; sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh; những lưu ý khi sử dụng mạng xã hội; những điều cấm của luật an ninh mạng và xử lý tình huống cụ thể.

Theo Trung tá TS Lê Hoàng Việt Lâm (diễn giả của chương trình), những điều tích cực của mạng xã hội được thể hiện rất rõ. Bên cạnh đó, mạng xã hội cũng có nhiều điểm tiêu cực như: Mang lại cảm giác “thỏa mãn”, “giá trị ảo", trạng thái ganh tị... Ngoài ra, mạng xã hội còn gây ảnh hưởng bởi những quảng cáo phiền toái và cả việc “ném đá” nhau. Nhiều đối tượng lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền độc hại về hành vi lệch chuẩn và chống phá chính quyền.

Đứng trước những vấn đề tiêu cực của mạng xã hội, sinh viên cần có kỹ năng để bảo vệ thông tin cá nhân. “Trong quá trình sử dụng mạng, chúng ta nên sử dụng tên thật, cài đặt mật khẩu bảo mật cao, không nên tự ý kết bạn với người khác khi chưa biết thông tin về họ. Các bạn sinh viên cũng nên sử dụng tính năng xác thực hai bước và nên cài đặt phần mềm diệt virus. Đồng thời, khi sử dụng các thiết bị lạ, các bạn cũng nên thoát tài khoản”, diễn giả Lê Hoàng Việt Lâm cho biết.

Làm sao để sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh? ảnh 1

Tại buổi nói chuyện, diễn giả cũng nhấn mạnh đến vấn đề sử dụng mạng xã hội văn minh, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên. Sinh viên cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong quá trình sử dụng Internet, mạng xã hội. Cụ thể, TS Lê Hoàng Việt Lâm đề cập đến những nguyên tắc: Nếu bạn không nói được những điều lạc quan, thì hãy nên giữ im lặng; tế nhị, tôn trọng, không làm phiền người khác; những thông tin bạn chia sẻ trên mạng xã hội sẽ phản ánh con người, tính cách, lối sống của bạn; lưu ý đến việc tag hình ảnh, bài viết; không nên làm phiền người khác; không cần thiết đăng tải hình ảnh mọi lúc, mọi nơi; kiểm tra thông tin trước khi đăng tải; chú ý sử dụng mạng xã hội khi có trẻ em; chia sẻ những điều tích cực.

Làm sao để sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh? ảnh 2

Bên cạnh những chia sẻ về sử dụng mạng xã hội an toàn, văn minh, TS Lê Hoàng Việt Lâm đã nêu ra những tình huống cụ thể nhằm hướng dẫn sinh viên cách giải quyết tốt nhất. “Đối với trường hợp bị lộ clip, thông tin nhạy cảm hoặc bị bôi nhọ, lừa đảo, sinh viên cần chụp màn hình vụ việc xảy ra, khóa tất cả mạng xã hội đang dùng. Đồng thời, về phía nhà trường, cần đề nghị những người liên quan giải trình, ra thông báo về trường hợp đó nhưng không nêu cụ thể danh tính, nhanh chóng trình báo vụ việc với cơ quan chức năng. Nhà trường không trả lời báo chí khi chưa có kết luận từ cơ quan chức năng và phải có văn bản trả lời báo chí nếu cần thiết. Bên cạnh đó, thầy cô cần tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên tham gia học tập, sinh hoạt”, diễn giả Lê Hoàng Việt Lâm nhấn mạnh.

MỚI - NÓNG
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
Thí sinh chưa đỗ tốt nghiệp THPT 2024 sẽ có đề thi riêng
SVVN - Bộ GD - ĐT đã có thông tin chính thức về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT cho thí sinh chưa đỗ kỳ thi năm 2024. Theo đó, từ năm 2025, những học sinh chưa đỗ Kỳ thi Tốt nghiệp năm 2024 và những năm trước đó sẽ được tổ chức thi tốt nghiệp đúng nội dung chương trình giáo dục phổ thông đã được học, theo tinh thần đảm bảo đầy đủ quyền lợi của học sinh.

Có thể bạn quan tâm

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

Từ 24 - 28/4, Bộ GD - ĐT sẽ cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến

SVVN - Bộ GD-ĐT vừa ban hành kế hoạch số 299/KH-BGDĐT về việc tổ chức Hội nghị tập huấn quy chế và nghiệp vụ tổ chức Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2024. Từ 24/4 đến 28/4, Bộ sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi. Thí sinh sẽ đăng ký dự thi chính thức từ 2/5 đến 17h ngày 10/5.
Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

Chuyên gia mách nước để vượt qua áp lực thi cử

SVVN - “Giá trị con người không nằm ở điểm số, nhưng nó giúp con đường đi sau này dễ dàng hơn, nếu các bạn có mục tiêu và hoạch định được con đường đi của mình”, ThS Tâm lý Trần Thị Thanh Trà - giảng viên trường ĐH Mở TP. HCM chia sẻ tại chương trình "Hỗ trợ tâm lý học đường - đưa chuyên gia đến với trường học", sáng 8/4, tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh (Q. Tân Bình, TP. HCM).