Lạm phát ban chỉ đạo

Cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết HĐND TPHCM về 100% hộ dân được cung cấp nước sạch.
Cuộc họp của Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết HĐND TPHCM về 100% hộ dân được cung cấp nước sạch.
TP - Tại TPHCM, các Ban chỉ đạo (BCĐ) được thành lập tùy hứng, suốt thời gian dài hầu như không hoạt động, chức năng chồng chéo với các sở ban ngành, cơ quan đơn vị liên quan, thậm chí ban thành lập sau có nhiệm vụ trùng lắp với ban thành lập trước, nhiều đến mức có người không nhớ mình là thành viên.

Cao hứng là lập

Tháng 11/2005, khu vực TPHCM xảy ra một số rung chấn nhẹ do ảnh hưởng bởi một cơn động đất nhỏ ngoài khơi biển Vũng Tàu. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thời điểm ấy là ông Trần Thế Ngọc đã đề xuất UBND TPHCM thành lập BCĐ Phòng chống, ứng cứu động đất.

Phòng chống, ứng phó động đất để giảm thiểu thiệt hại khi thảm họa xảy ra là cần thiết. Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, TPHCM đã có Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (nay là Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn) có chức năng chỉ đạo xử lý thiên tai. Lực lượng cứu hộ, cứu nạn thuộc Công an TPHCM (nay là Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy TPHCM) sẵn sàng thực thi nhiệm vụ nếu động đất xảy ra.

Theo bản đồ phân vùng động đất, TPHCM nằm trong vùng có nguy cơ động đất thấp, cường độ rất nhỏ. Hơn 10 năm qua, thành phố không còn xảy ra dư chấn nên BCĐ Phòng chống, ứng cứu động đất hầu như không hoạt động. Cùng chung số phận, một số BCĐ khác như BCĐ đề án phát triển nghề công tác xã hội (giai đoạn 2010 - 2020) sau khi thành lập hoạt động cầm chừng, không hiệu quả.

Nhiều BCĐ được thành lập có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp với các sở ban ngành, cơ quan liên quan. Đơn cử như mới đây, khi dịch Zika và sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, lãnh đạo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM đã đề xuất và được UBND thành phố chấp thuận thành lập BCĐ phòng chống virus Zika và sốt xuất huyết. Điều đáng nói, công tác phòng chống dịch bệnh, TPHCM đã có hẳn một mạng lưới y tế dự phòng hoạt động khá hiệu quả từ cấp thành phố (Trung tâm y tế dự phòng TPHCM) đến cấp phường - xã - thị trấn.

Hạ tầng, chống ngập là một trong những lĩnh vực “đẻ” nhiều BCĐ nhất. Năm 2012, UBND TPHCM lập BCĐ kết cấu hạ tầng do một phó chủ tịch UBND thành phố làm trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các sở Kế hoạch - Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, GTVT,... Nhiệm vụ chủ yếu của BCĐ là kết nối các thành viên vì công tác phối hợp liên ngành chưa hiệu quả.  

Mới đây, UBND TPHCM giao Sở Nội vụ nghiên cứu xây dựng đề án BCĐ Quản lý nước TPHCM nhằm thống nhất các đầu mối về quản lý nước, xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, quản lý hiệu quả về tài nguyên nước, chống ngập… Điều đáng nói vào năm 2012, TPHCM đã thành lập BCĐ Chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2011 - 2015 nhưng hoạt động không hiệu quả. Tình hình ngập úng ở TPHCM vẫn diễn biến phức tạp dù có nhiều cơ quan “quản” việc này như Sở GTVT, Trung tâm chống ngập, Công ty Thoát nước đô thị, UBND các quận huyện…

Né trách nhiệm?

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Hoài Trung, Sở đang rà soát, theo kết quả thống kê sơ bộ, TPHCM hiện có trên 200 BCĐ. Trong số đó, TPHCM chỉ có gần 20 BCĐ hoạt động hiệu quả. Có những BCĐ liên tục đổi thành viên do nghỉ hưu, đổi công tác. Có trường hợp mới thành lập 1-2 năm phải thay hết thành viên BCĐ, hoàn thiện nhân sự mới. Nhiều lúc, Sở Nội vụ chỉ trình UBND thành phố chức vụ của nhân sự chứ không có tên vì thay đổi nhiều quá.

“Thời lãnh đạo cũ, cái gì cũng thành lập BCĐ. Có nhiều ban thành lập xong không hoạt động gì. Hàng trăm BCĐ thành lập ngồi chơi, thành lập mà không hoạt động thì tồn tại làm gì? Ngay cả bây giờ người ta còn muốn thành lập thêm nhiều BCĐ nữa. Nhiều sở ngành muốn lập BCĐ nhằm “né” trách nhiệm người đứng đầu”, ông Trung nhìn nhận.

Lãnh đạo Sở Nội vụ cho rằng mỗi sở ban ngành, quận huyện nếu làm hết trách nhiệm thì không cần lập BCĐ. Như Sở Tài nguyên và Môi trường, nếu làm hết trách nhiệm thì không cần lập BCĐ liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng.

“Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải dám chịu trách nhiệm. Thực tế, có việc lãnh đạo sở ban ngành lập BCĐ để “né” trách nhiệm cá nhân, đẩy trách nhiệm cho tập thể. Chức năng nhiệm vụ của sở ban ngành dồn cho cho BCĐ. Việc trong thẩm quyền, sở ban ngành vẫn xin ý kiến BCĐ. Lập BCĐ như vậy là tạo điều kiện cho lãnh đạo các sở ban ngành thoái thác trách nhiệm”, ông Trung cho biết.

Theo ông Lê Hoài Trung, việc bỏ bớt các BCĐ kém hiệu quả là cuộc đấu tranh rất căng thẳng, không chỉ với các sở ngành mà cả lãnh đạo UBND TPHCM. Nhiều năm qua, Sở Nội vụ đã đề xuất nhưng đều bị UBND TPHCM bác bỏ.

Ông Lê Hoài Trung còn cho biết Sở Nội vụ chính là cơ quan trình UBND TPHCM lập BCĐ. Tuy nhiên, nhiệm vụ này do một lãnh đạo khác phụ trách.

Lãnh đạo Sở Nội vụ cũng chỉ ra việc lạm phát BCĐ dẫn đến lạm phát họp hành. Mới đây, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu giảm họp, dành thời gian tăng cường đi cơ sở tiếp xúc dân. Nếu bắt buộc họp thì cuộc họp phải có chất lượng.

“Chuẩn bị không kỹ, vô họp anh Tư (tức Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong) giải tán, phê bình Văn phòng Ủy ban và các sở ban ngành liên quan. Có một phó chủ tịch UBND TPHCM than họp nhiều quá... nghe không hiểu gì. Họp một lúc 3-4 cuộc “tẩu hỏa nhập ma”, có thông minh mấy cũng khó kết luận một cách sáng suốt”, ông Trung nói.

Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Lê Hoài Trung, Sở đang rà soát, theo kết quả thống kê sơ bộ, TPHCM hiện có trên 200 BCĐ. Trong số đó, TPHCM chỉ có gần 20 BCĐ hoạt động hiệu quả. Có những BCĐ liên tục đổi thành viên do nghỉ hưu, đổi công tác. Có trường hợp mới thành lập 1-2 năm phải thay hết thành viên BCĐ, hoàn thiện nhân sự mới. Nhiều lúc, Sở Nội vụ chỉ trình UBND thành phố chức vụ của nhân sự chứ không có tên vì thay đổi nhiều quá.

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.