Làm giàu nơi đất khó

Ngọc Văn Viên và Hoàng Văn Vui nâng niu những con tắc kè
Ngọc Văn Viên và Hoàng Văn Vui nâng niu những con tắc kè
TP - Huyện Sơn Động (Bắc Giang) là một trong 62 huyện nghèo nhất của cả nước, đời sống người dân khó khăn. Tuy nhiên, bất ngờ khi chúng tôi được giới thiệu về hai mô hình làm kinh tế giỏi của thanh niên nơi đây.

Đặc biệt hơn, cả hai đều là những thanh niên còn rất trẻ, một người bị tật nguyền, đi lại rất khó khăn.

Kỹ sư… tự đào tạo

Học hết lớp 12, Ngọc Văn Viên (thôn Thượng, xã Long Sơn, Sơn Động) đã sớm phải đi làm thuê ở nhiều nơi. Xa xôi không ảnh hưởng gì đến quyết tâm của tuổi trẻ, Viên trở thành một công nhân cho một trang trại nông nghiệp ở Hà Nội. Làm được một thời gian ngắn thì anh được gọi nhập ngũ. 

Một đêm, cùng bạn đi gác, Viên nghe tiếng con tắc kè kêu tìm bạn, lại nhớ về quê hương xưa với tuổi thơ hay nghe tiếng tắc kè kêu da diết, rồi nghe nhiều người nói về rượu tắc kè ngâm bổ, được nhiều người tìm kiếm, mua với giá cao.

Từ đó, anh nảy ra ý định và tự hỏi sao mình không nuôi loại vật này. Xuất ngũ về quê, có khoảng chục triệu đồng trong túi từ kinh phí hỗ trợ của quân đội khi ra quân, anh dành hẳn một ngày sang tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về một số mô hình chăn nuôi và về tự mày mò xây chuồng trại, làm nơi ăn, chốn ở cho tắc kè. Thế nhưng, được 3 tháng, đàn tắc kè lăn ra chết sạch. Con thì bệnh đau mắt, con thì bị lở miệng, con lại viêm da… cứ lần lượt bỏ đi trong sự tiếc nuối của Viên.

Không thể xin thêm bố mẹ mà có xin cũng không chắc đã có, anh đi phát cây thuê, vào rừng nhặt củi, kiếm măng, mài, về bán lấy tiền với quyết tâm làm lại từ đầu. 

Gom góp hơn hai chục triệu đồng, anh lại xuôi về Nam Định tìm nơi mua con giống, học cách xử lý các bệnh dịch. Để tìm hiểu thêm quy trình chăn nuôi, chữa bệnh, anh Viên mua thêm sách về đọc, liên hệ với những người bạn mình đang học thú y để hỏi về cách chữa những bệnh thường gặp ở tắc kè. 

Có thêm chút kiến thức về thú y từ ngày làm thuê ở trang trại, anh phân chia chuồng thành các phân khu khác nhau, cho các độ tuổi khác nhau và dành những khu riêng biệt để theo dõi, chăm sóc những con vật bị bệnh. Cứ mày mò như thế, anh chữa thành công hầu như tất cả các bệnh thường gặp ở tắc kè.

Từ năm 2011 đến nay, đàn tắc kè của anh hầu như không có con nào bị chết do bệnh tật. Với khoảng hơn 1 nghìn con/lứa hiện nay, mỗi năm anh Viên thu về gần một trăm triệu đồng lãi. Anh Viên hồ hởi giới thiệu: Có một dự án của Sở KH&CN Lào Cai dự định đặt hàng tôi vài nghìn con đồng thời đề nghị tôi chuyển giao kỹ thuật cho họ. Nhiều bạn trẻ ở xung quanh cũng bắt đầu đến học tập, tôi đều truyền cho họ hết kinh nghiệm. Thế nên bây giờ nguồn con giống tắc kè của tôi vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường”.

Vượt lên tật nguyền

Đường vào nhà Hoàng Văn Vui (SN 1992) cũng ở thôn Thượng nhưng đi lại rất khó khăn vì đất lầy lội. Vui là em họ của Viên, từ nhỏ đã bị tật ở chân nên việc đi lại gặp rất nhiều khó khăn. Vui kể: “Em học hết lớp 9 rồi nghỉ vì đi lại khó khăn quá. Mỗi năm đến trường em phải lê mòn vài chục đôi dép, quần áo cũng phải mang 2 bộ/ngày để còn thay vì đi đường có khi ngã bẩn hết”. 

Nghỉ học, Vui đi làm thuê cho một doanh nghiệp ở Hà Nội. Trở về quê nhà với hy vọng tìm một công việc gì đó có thể kiếm được nhiều tiền hơn, hỗ trợ được bố mẹ nhiều hơn. Đang chưa biết làm gì thì thấy mô hình của Viên rất phù hợp với điều kiện của mình, công việc cũng không vất vả lắm nên Vui đã mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi tắc kè.

Được Viên hỗ trợ về con giống, kỹ thuật chăn nuôi, hướng dẫn làm chuồng trại, Vui đã xây dựng được đàn tắc kè hơn 150 con, ngoài ra Vui còn nuôi thêm dế, nhím để có thêm thu nhập. 

Vui chia sẻ: “Em ước mơ có một chiếc máy tính được nối mạng để có thể học tập nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn với các bạn và đối tác trong và ngoài tỉnh. Em cũng đang tính có thể nghiên cứu trồng thêm ba kích tía, một loại đặc sản để có thể ngâm rượu cùng với tắc kè và bán cho khách hàng có nhu cầu”.

Anh Lương Ngọc Duy, Bí thư Huyện Đoàn Sơn Động cho biết thêm: Viên và Vui đều là những bạn trẻ nằm trong Câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế của huyện với khoảng hơn 30 thành viên. 

Hai bạn đang là những điển hình vượt qua khó khăn, nhất là khó khăn về điều kiện kinh tế, giao thông, thông tin liên lạc để làm giàu chính đáng. Hai bạn đã được Huyện Đoàn Sơn Động, Tỉnh Đoàn Bắc Giang và nhiều tổ chức khen thưởng, động viên kịp thời để tiếp tục nhân lên những mô hình phát triển mạnh trong thanh niên thời gian tới.

Với khoảng hơn 1 nghìn con/lứa hiện nay, mỗi năm anh Viên thu về gần một trăm triệu đồng lãi. Anh Viên hồ hởi giới thiệu: Có một dự án của Sở KH&CN Lào Cai dự định đặt hàng tôi vài nghìn con đồng thời đề nghị tôi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho họ.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.