Làm gì để Bộ chính trị, Ban bí thư khóa mới không phạm khuyết điểm?

Làm gì để Bộ chính trị, Ban bí thư khóa mới không phạm khuyết điểm?
TP - GS.TS Nguyễn Văn Trương-Viện trưởng Viện kinh tế sinh thái, nguyên Tổng biên tập Từ điển Bách khoa VN:  “Quan sát Đại hội lần này tôi thấy có nhiều diễn biến theo hướng dân chủ như việc lấy ý kiến thăm dò đại biểu về chức Tổng Bí thư...
Làm gì để Bộ chính trị, Ban bí thư khóa mới không phạm khuyết điểm? ảnh 1
GS Nguyễn Văn Trương

Đó là những tín hiệu rất tích cực. Việc Bộ Chính trị và Ban Bí thư thẳng thắn nhận khuyết điểm trong phiên khai mạc cũng là một việc đáng hoan nghênh, nhưng vấn đề là làm sao để Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhiệm kỳ mới không phạm vào các khuyết điểm cũ”.

GS Trương đưa ra một đơn cử về công tác cán bộ. Ông nói: “Thời gian  qua mỗi khi có vị cán bộ cấp cao nào đó có vấn đề, các cơ quan chức năng thường phải xin ý kiến của Bộ Chính trị hoặc Ban Bí thư.

Trong vụ PMU 18 báo chí có đưa tin là việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với ông Nguyễn Việt Tiến phức tạp hơn so với các đối tượng khác trong vụ án này bởi ông Tiến là Thứ trưởng, thuộc diện cán bộ do Ban Bí thư quản lý.

Có một chân lý đơn giản là cấp dưới làm sai thì cấp trên phải có trách nhiệm. Nếu như Ban Bí thư quản lý ông Tiến thì trách nhiệm của Ban Bí thư đến đâu?

Và làm sao để hạn chế tình trạng mà có những vị Bộ trưởng khi ra trước Quốc hội trả lời chất vấn của dân biểu, đã nói rằng tôi là cán bộ do TW quản lý nên vấn đề này, vấn đề kia phải chờ ý kiến của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Thông thường ở ta một ông Bộ trưởng đồng thời là ủy viên TW, cơ chế này kết hợp giữa Đảng và chính quyền. Nhưng với cơ chế “toàn diện” như vậy thì chúng ta kiểm tra ông Bộ trưởng thế nào? Khi ở cấp Bộ trưởng đã khó kiểm tra, giám sát thì ở cấp cao hơn chắc là càng khó”.

  Võ Văn Thành
(ghi)

MỚI - NÓNG