Làm đường giảm nghèo chỉ phục vụ 1 hộ dân?

Dự án làm đường bê tông tại thôn 2, xã Yang Réh
Dự án làm đường bê tông tại thôn 2, xã Yang Réh
TPO - Đoạn đường bê tông dài hơn 300 mét tại thôn 2, xã Yang Réh, huyện Krông Bông (Đắk Lắk) được làm từ nguồn vốn dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, chỉ có 1 hộ dân sinh sống.

Theo tìm hiểu của PV, đoạn đường nói trên thuộc dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên với tổng kinh phí gần 270 triệu đồng. Tuy nhiên, bên đoạn đường này chỉ có mỗi 1 hộ dân sinh sống và cuối đường có 9 ngôi mộ. Dư luận đang đặt câu hỏi, vì sao ưu tiên làm đoạn đường này, trong khi còn quá nhiều khu vực đông dân cư khác đang rất cần được hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp đường đi ?

Bên trong đường bê tông này chỉ có 1 hộ dân sinh sốngBên trong đường bê tông này chỉ có 1 hộ dân sinh sống

Một lãnh đạo UBND xã Yang Réh cho  biết: dự án nói trên không phải phục vụ 1 hộ dân. Bên trong con đường này còn có khoảng hơn 100 ha đất rẫy của người dân canh tác. Tuy nhiên, trên tuyến lưu thông dài hàng km là đường đất, chỉ làm 300 mét bê tông thì tác dụng gì đối với hoạt động của người dân?

“Trước khi làm chúng tôi đã đi khảo sát, lấy ý kiến của người dân thôn 2 và họ đã đồng ý làm. Phía sau bên trong núi còn có hơn 100 ha của người dân canh tác. Ngoài ra, đường còn phục vụ cho người dân khai thác đá chẻ rất thuận lợi” – vị lãnh đạo xã Yang Réh nói.

Theo tìm hiểu của PV, việc khai thác đá mà vị lãnh đạo xã Yang Réh đang nói tới hiện vẫn chưa được cấp phép.

Làm đường giảm nghèo chỉ phục vụ 1 hộ dân? ảnh 2
Bên trong đường bê tông này, người dân đang tự khai thác đá chẻ trái phép

Bên trong đường bê tông này, người dân đang tự khai thác đá chẻ trái phép

Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên được thực hiện từ năm 2014 đến năm 2019 tại 130 xã thuộc 26 huyện của 6 tỉnh gồm: Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi và Quảng Nam với tổng mức đầu tư 165 triệu USD (tương đương 3.465 tỷ đồng) từ vốn ngân sách và vốn vay ODA của Ngân hàng Thế giới. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình của 26 huyện tham gia dự án chiếm khoảng 49%, với tổng mức dân số khoảng 1,2 triệu người, trong đó hơn 50 % là đồng bào dân tộc thiểu số.

Mục tiêu của dự án là nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo trong vùng dự án từ các hợp phần của dự án được triển khai như phát triển cơ sở hạ tầng cấp xã và thôn bản; phát triển sinh kế bền vững; cơ sở hạ tầng kết nối, nâng cao năng lực và truyền thông; quản lý dự án.

Làm đường giảm nghèo chỉ phục vụ 1 hộ dân? ảnh 4Cuối con đường bê tông chỉ có 9 ngôi mộ

Tại Đắk Lắk, dự án được triển khai tại 25 xã thuộc 5 huyện gồm: Buôn Đôn, Lắk, Ea Súp, M’Đrắk và Krông Bông, đây là các huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 32 % (theo chuẩn mới), có tiềm năng phát triển sinh kế hạn chế và có cơ sở hạ tầng, tiện ích cộng đồng thấp. Kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh là 29,5 triệu USD, trong đó vốn vay 28 triệu USD và vốn đối ứng 1,5 triệu USD.

Thực tế cho thấy cần giám sát chặt chẽ hơn, việc phân bổ nguồn vốn và triển khai dự án từ các khoản vốn vay này, để thật sự đạt đươc hiệu quả giảm nghèo cho dân, mà dự án đã đề ra. 

MỚI - NÓNG
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
Chủ đầu tư dự án bất động sản nợ thuế, loạt lãnh đạo bị tạm hoãn xuất cảnh
TPO - Đại diện pháp luật một số doanh nghiệp là chủ đầu tư các dự án bất động sản ở Hòa Bình, Quảng Ninh... bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. Trong đó, bà L.H.L. bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình - chủ đầu tư dự án La Saveur De Hoà Bình nợ thuế hơn 1.000 tỷ đồng.