TPO - Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng đã "hạ nhiệt", với mức giảm đồng loạt từ 0,1 - 1%/năm ở các kỳ hạn. Trên biểu lãi chính thức, mức lãi trên 10% hoàn toàn biến mất, cao nhất chỉ khoảng 9,5%/ năm.
TPO - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, yêu cầu nghiêm túc triển khai thực hiện một số nội dung về công tác tín dụng, lãi suất trong thời gian tới. NHNN sẽ theo dõi các trường hợp tổ chức tín dụng tiếp tục tăng lãi suất và có biện pháp xử lý.
TP - Những ngày cuối cùng của năm 2022 cận kề, lãi suất huy động tăng. Trong khi đó, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán lại cấp thiết. PV Tiền Phong đã trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về diễn biến trên thị trường huy động và cho vay.
TPO - Tháng cuối năm 2022, cuộc đua lãi suất tiết kiệm tiếp tục được hâm nóng, đặc biệt ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Dù mức thay đổi trên biểu lãi chính thức không nhiều, nhưng lãi thỏa thuận áp dụng cho khoản tiền gửi lớn đã vượt 12%/năm.
TPO - Với kỳ hạn 3 tháng, các ngân hàng có chung lãi suất tiết kiệm 6%. Với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất dao động từ 8,3 - 9,6% và kỳ hạn 12 tháng từ 8,9 - 10%.
TPO - Từ cuối tháng 10 đến nay, sau khi Ngân hàng Nhà nước lần 2 nâng lãi suất điều hành, cuộc đua lãi suất huy động tại các nhà băng dường như thêm "nóng". Lãi suất tiếp tục phá đỉnh, ngày càng có nhiều ngân hàng chấp nhận trả lãi trên 10%/năm. Tuy nhiên, mức lãi cao đi cùng nhiều điều kiện đặc biệt, thực chất chỉ là cách quảng bá.
TPO - Lãi suất tiết kiệm tiếp tục phá đỉnh, giúp người gửi tiền đồng (VND) hưởng lợi nhưng cũng tạo áp lực lên lãi suất cho vay. Vấn đề này khiến các nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính cao trên thị trường chứng khoán, bất động sản (BĐS) chật vật, xoay xở.
TPO - Với việc trả lãi 8,7% năm cho khách gửi tiết kiệm online, thị trường lại vừa ghi nhận quán quân mới trên bảng xếp hạng lãi suất huy động hiện nay. Đây là mức lãi suất cao nhất theo niêm yết chính thức của các ngân hàng. Nếu tính cả ưu đãi tặng thêm, thậm chí lãi suất huy động (tại một ngân hàng) đã lên tới gần 9%.
TPO - Sau gần 2 tuần Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng lãi suất điều hành thêm 1%, cuộc đua lãi suất huy động của các nhà băng vẫn đà nối tiếp. Tuần này, dấu hiệu đua xuất hiện với mức lãi suất kỳ hạn dài lên đến trên 8%/ năm tại nhiều ngân hàng, đưa lãi suất lên mặt bằng mới.
TPO - Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) áp dụng lãi suất điều hành mới, tăng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng từ 4% lên 5%/năm, nhiều ngân hàng thương mại lập tức nâng lãi suất tiết kiệm. Biểu lãi suất huy động ngắn hạn ở nhiều kỳ hạn tăng lên mức tối đa cho phép.
TPO - Từ hôm nay 1/10, lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng giảm về 4%/năm. Giá vàng trong nước và thế giới cùng tăng. Các loại mặt nạ, đầu lân nhỏ bằng bàn tay có giá dao động 30.000-100.000 đồng/chiếc đang là mặt hàng hút khách dịp Tết Trung Thu.
TP - Một số ngân hàng đã tăng lãi suất huy động tiền đồng sau động thái của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấm nới room tín dụng. Vì sao lại có nghịch lý này trong khi thanh khoản hệ thống vẫn được đánh giá rất dồi dào?
Dựa trên khảo sát lương ở hơn 500 lao động có trình độ tại các đô thị lớn của Việt Nam, CBRE đánh giá các cặp vợ chồng tại TP HCM và Hà Nội có nghề nghiệp và thu nhập ổn định có thể bắt đầu mua căn nhà từ năm thứ 7 trở đi.
TP - Từ đầu tuần đến giờ, các ngân hàng (NH) liên tục công bố hạ lãi suất huy động. Với mức giảm khiến thêm một lần nữa dư luận đặt câu hỏi liệu các NH lại đón đầu khả năng NHNN điều chỉnh trần lãi suất huy động.
TP - Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cho biết, trong tháng 8, Sở tổ chức 7 phiên đấu thầu, huy động được 22.035 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Trong đó, Kho bạc Nhà nước huy động được 19.515 tỷ đồng, Ngân hàng Chính sách Xã hội huy động được 300 tỷ đồng, UBND TP Hà Nội huy động được 2.220 tỷ đồng.
TP - Đầu tuần này, một số NHTMCP lớn nhỏ công bố biểu lãi suất huy động mới với mức giảm mạnh. Vì sao nhiều NH lại đột ngột giảm lãi suất khi mà trước đó, cơ quan quản lý là NHNN chưa đưa ra thông điệp gì?
TP - Bức tranh sáng của kinh doanh ngân hàng đã có dấu hiệu trở lại khi nhiều ngân hàng thông báo đạt được mức lợi nhuận tương đương 50%, thậm chí hơn, so với kế hoạch đề ra của đại hội cổ đông.
TP - Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của một số ngân hàng vừa được công bố cho thấy, hoạt động của ngành đã bớt nhiều khó khăn. Tuy nhiên, theo các ngân hàng và chuyên gia, lợi nhuận cao đạt được chủ yếu vẫn nhờ cho vay lãi suất cao.
TP - Kết quả cuộc điều tra xu hướng kinh doanh quý III/2014 của Vụ Dự báo, thống kê (NHNN) cho thấy: Mặt bằng lãi suất huy động vốn VND liên tục giảm trong thời gian qua và được kỳ vọng tiếp tục ổn định hoặc giảm nhẹ thời gian tới.
TP - 6 tháng đầu năm, Vietcombank đã nhanh tay trong điều hành lãi suất, cân đối sử dụng vốn và xử lý nợ xấu. Đặc biệt, lãi trước thuế 2.788 tỷ đồng, đạt 49,6% kế hoạch.
Lượng tiền gửi VND vào hệ thống ngân hàng tăng trưởng khá cao là một “chỉ số” khẳng định niềm tin trên thị trường. Trong khi đó, trái ngược với lượng ngoại tệ tiền gửi giảm 5,5% thì cho vay ngoại tệ đã tăng 7% so với đầu năm.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo sẽ cho phép các nhà băng tự do thiết lập lãi suất tiền gửi ngoại tệ với các tài khoản nhỏ tại Thượng Hải, tiến dần tới nới lỏng trên cả nước.
TP - Hơn một tuần nay, một số NHTM nhất là khối nhà băng lớn đã điều chỉnh giảm lãi suất huy động. Đây là đợt điều chỉnh lần thứ hai kể từ đầu năm, và diễn ra sau mỗi quý. Đằng sau câu chuyện giảm lãi suất, điều gì xảy ra?
TP - Ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện lãi suất huy động tiền đồng phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Lãi suất 5,5%-6%/năm áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng và dưới 6 tháng. Kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 7,5%-8,3%/năm.