Lạch Tray cần đáp ứng tiêu chí gì để thay Mỹ Đình tổ chức Vòng loại World Cup?

0:00 / 0:00
0:00
Từ CĐV sang nắm ghế Chủ tịch CLB là một sự thay đổi lớn với ông Văn Trần Hoàn. Hải Phòng sẽ khởi sắc trong thời gian tới?
Từ CĐV sang nắm ghế Chủ tịch CLB là một sự thay đổi lớn với ông Văn Trần Hoàn. Hải Phòng sẽ khởi sắc trong thời gian tới?
TPO - Để đăng cai các trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại Vòng loại thứ 3 World Cup 2022, thành phố Hải Phòng và sân Lạch Tray (hoặc bất cứ sân bóng nào có mong muốn) cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

CLB bóng đá Hải Phòng vừa gây xôn xao khi gửi văn bản lên UBND thành phố, đề nghị được xin làm việc với Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) để đăng cai 2 trận đấu của đội tuyển Việt Nam tại Vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Cụ thể, đội bóng của Chủ tịch Văn Trần Hoàn nêu 2 trận đấu gồm với Trung Quốc và Saudi Arabia.

Lý do CLB bóng đá Hải Phòng nêu ra là sân Lạch Tray vừa tu sửa, có đủ phòng chức năng, chất lượng tốt. Trong khi đó theo ông Văn Trần Hoàn, chất lượng sân vận động quốc gia Mỹ Đình xấu, ảnh hưởng chuyên môn cầu thủ.

Trên thực tế việc chọn 1 sân bóng đăng cai các trận đấu quốc tế của đội tuyển Việt Nam cần đảm bảo rất nhiều tiêu chí, không đơn thuần chỉ mặt sân tốt. Trao đổi với Tiền Phong, một quan chức VFF cho biết các tiêu chuẩn này rất phức tạp.

Lạch Tray cần đáp ứng tiêu chí gì để thay Mỹ Đình tổ chức Vòng loại World Cup? ảnh 1

Mỹ Đình nhiều năm không được tu sửa bị chê chất lượng mặt sân xấu, hệ thống phòng chức năng xuống cấp. (ảnh Minh Tú)

Cụ thể, theo quy định hướng dẫn của AFC, để đăng cai tổ chức một trận thi đấu quốc tế cần đảm bảo các yếu tố cơ bản: Đầu tiên, địa điểm tổ chức cần có một sân vận động động đủ tiêu chuẩn kỹ thuật. Ngoài mặt cỏ đáp ứng chất lượng được FIFA, AFC kiểm tra thì phải đáp ứng đầy các phòng chức năng đạt tiêu chuẩn: phòng thay đồ, phòng họp kỹ thuật, phòng VAR, khu vực đỗ xe cho các lực lượng làm nhiệm vụ tổ chức trận đấu, hệ thống y tế, phòng cháy chữa cháy… Bên cạnh đó, địa phương tổ chức phải có sân bay quốc tế và thời gian di chuyển từ sân bay đến sân vận động cũng phải nằm trong quy định của ban tổ chức.

Địa phương phải có hệ thống khách sạn làm nơi lưu trú cho các đội bóng, thành viên BTC cũng phải đủ tiêu chuẩn 5 sao, gần địa điểm thi đấu. Đối với các trận đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á trong thời gian ảnh hưởng dịch COVID-19, các đội bóng quốc tế khi đến các quốc gia khác thi đấu cũng phải có kế hoạch hoạt động căn cứ vào quy định phòng chống dịch khác nhau ở tuỳ từng địa điểm thi đấu.

Các thành viên đội bóng sẽ không phải thực hiện cách ly y tế, thay vào đó là được hoạt động theo cơ chế khép kín đặc thù. Địa phương tổ chức cũng phải đảm bảo có đội ngũ y tế xét nghiệm COVID-19 cho thành viên các đội bóng cũng như những lực lượng làm nhiệm vụ trước và sau trận đấu.

Như ở trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Australia vừa qua, để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch, tất cả hoạt động của hai đội tuyển đều diễn ra theo nguyên tắc “bong bóng khép kín”, chỉ di chuyển từ khách sạn tới sân tập và ngược lại, hạn chế tối đa tiếp xúc với bên ngoài.

Lạch Tray cần đáp ứng tiêu chí gì để thay Mỹ Đình tổ chức Vòng loại World Cup? ảnh 2

Lạch Tray xuống cấp nghiêm trọng, nhếch nhác dưới thời người tiền nhiệm ông Văn Trần Hoàn là Trần Mạnh Hùng. Tuy nhiên mỗi năm UBND thành phố Hải Phòng vẫn cấp hàng chục tỷ cho đội bóng, ông Trần Mạnh Hùng ngồi các ghế quan trọng ở VPF.

Sân Lạch Tray vừa qua thiếu một số yêu cầu căn bản như thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Ngoài ra nếu muốn đăng cai các trận đấu của đội tuyển Việt Nam, ông Văn Trần Hoàn và CLB Hải Phòng sẽ phải tìm hiểu thêm các quy định trên để xác định liệu có đáp ứng được yêu cầu hay không.

UBND thành phố Hải Phòng vừa qua đã chuyển giao CLB bóng đá Hải Phòng từ Công ty cổ phần thể thao Hải Phòng sang Công ty Sông Hồng của ông Văn Trần Hoàn. Dù VFF có quy định không công nhận việc chuyển giao giữa mùa giải nhưng trên thực tế lâu nay CLB bóng đá Hải Phòng đang được điều hành bởi ông Văn Trần Hoàn.

Dự án sửa sân Lạch Tray từ 30 tỷ đã được UBND thành phố Hải Phòng nâng lên hơn gấp đôi, tới 65 tỷ đồng. Chi phía sửa sân Lạch Tray như vậy còn vượt xa cả chi phí sửa chữa lớn sân vận động quốc gia Mỹ Đình, cao hơn nhiều lần so với sửa chữa sân Quy Nhơn của Bình Định (15 tỷ đồng). Phần lớn trong số 65 tỷ đồng trên là tiền ngân sách, công ty ông Văn Trần Hoàn góp một khoản.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.