Lá phiếu phải thể hiện mong muốn của cử tri

TP - Trước phiên lấy phiếu tín nhiệm người giữ chức vụ do QH bầu và phê chuẩn, PV Tiền Phong trao đổi với một số đại biểu về nội dung này.

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội): Chưa hài lòng với báo cáo

Lá phiếu phải thể hiện mong muốn của cử tri ảnh 1 ĐB Bùi Thị An (Hà Nội). Ảnh: Như Ý.

Hôm nay (14/11), các đại biểu QH sẽ thảo luận ở Đoàn về việc lấy phiếu tín nhiệm, bà quan tâm nhất đến nội dung gì trong phiên lấy phiếu lần này?

Tôi quan tâm làm sao để đánh giá khách quan, công bằng từ sau lần lấy phiếu tín nhiệm thứ nhất đến bây giờ. Theo quan sát của tôi, lấy phiếu tín nhiệm là hình thức giám sát hiệu quả. Bởi trong quá trình lấy phiếu, các đồng chí bộ trưởng, trưởng ngành, đặc biệt là khối hành pháp, tuy có mức độ khác nhau nhưng đều nỗ lực để khắc phục những khiếm khuyết của mình. Tôi cho rằng, như vậy là đạt mục tiêu của QH. Tức là chúng ta lấy phiếu tín nhiệm để phát hiện ra những khiếm khuyết của từng ngành, từng lĩnh vực mà các đồng chí ấy chịu trách nhiệm.

Vậy theo bà làm sao để lá phiếu của đại biểu đánh giá khách quan, toàn diện, không bị cảm tính?

Nhìn chung tôi chưa hài lòng với các báo cáo. Chất lượng thông tin không ở mức độ như tôi mong muốn. 

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội).

Chúng tôi rất mong lá phiếu của đại biểu QH không chỉ là của cá nhân đại biểu mà còn đại diện cho cử tri; lá phiếu thể hiện đúng sự mong muốn của cử tri. Thông tin về các đồng chí được lấy phiếu tôi nghĩ cần cung cấp đầy đủ. Chúng tôi đã nhận được những bản tự đánh giá kiểm điểm nhưng đó cũng chỉ là một kênh thôi. Riêng tôi còn phải quan sát trong thực tiễn, lĩnh vực các đồng chí ấy quản lý trong giai đoạn vừa rồi như thế nào. Tôi đã trao đổi với cử tri trong chính những lĩnh vực các đồng chí ấy quản lý thì dư luận chung như thế nào, những đối tượng chịu tác động và được hưởng thụ trong lĩnh vực ấy nghĩ sao? Tôi đã có những thông tin để có thể đánh giá chính xác khi bỏ phiếu.

Lần lấy phiếu này có điểm gì khác so với lần đầu tiên?

Nghị quyết 35 chưa sửa đổi nên không có gì khác cả, vẫn lấy phiếu tín nhiệm như hình thức cũ, vẫn là 3 mức. Trước đây, tôi cũng đã có nguyện vọng là chỉ để 2 mức thôi, thật ra 2 mức thì dễ phân biệt, rạch ròi hơn, có lẽ chính các đồng chí được lấy phiếu cũng muốn 2 mức.

Báo cáo cá nhân của các đồng chí được lấy phiếu đã được thống nhất về biểu mẫu chưa, bởi lần đầu có báo cáo quá dài, có báo cáo lại chỉ 1 trang giấy, thưa bà?

Tôi có đọc các bản ấy thì thấy mỗi người viết đề mục giống nhau nhưng cách trình bày và thể hiện thì khác nhau. Có người thì kiểm điểm rất sâu, rõ ràng các khiếm khuyết, khắc phục như thế nào, thể hiện được luôn kết quả. Có những người vẫn chung chung.

Vậy bà đánh giá cao những báo cáo như thế nào?

Tôi đánh giá cao những báo cáo nêu được những vấn đề đã khắc phục được trong những lần QH chất vấn trước đó. Đưa ra được kết quả luôn. Tôi thấy được những điển hình trong báo cáo đó và tôi nghĩ nên kiểm điểm theo hướng ấy. Lần này thì không có báo cáo quá dài, báo cáo quá ngắn như lần trước, hầu hết ngang ngang nhau, khoảng 7- 8 trang. Nhưng tôi không quan tâm về số trang, tôi quan tâm chất lượng thông tin hơn, trang không có ý nghĩa gì. Nếu ngắn nhưng thông tin đầy đủ tôi vẫn lĩnh hội được và đánh giá cao. Tuy nhiên, nhìn chung tôi chưa hài lòng với các báo cáo. Chất lượng thông tin không ở mức độ như tôi mong muốn.

ĐB Lê Nam, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: Tín nhiệm thấp lần nữa thì phải xem xét

Lá phiếu phải thể hiện mong muốn của cử tri ảnh 2

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa). Ảnh: Như Ý

Báo cáo của các bộ trưởng, trưởng ngành đều khẳng định đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ là một góc cạnh, chứ thực tế tôi tin là mỗi đại biểu cũng phải tự tìm kiếm thêm thông tin, đồng thời căn cứ vào những việc thực tế mà các bộ trưởng đã làm được trong thời gian vừa qua để đánh giá và đưa ra quyết định.

Nếu có vị bộ trưởng nào mà có nhiều tín nhiệm thấp như lần trước thì tôi nghĩ chắc chắn cơ quan có trách nhiệm trong công tác tổ chức cán bộ sẽ xem xét.

ĐB Lê Nam (Thanh Hóa).

Trong lần lấy phiếu tín nhiệm này, đến nay tôi cũng khá tự tin để đưa ra quyết định. Tôi cũng yên tâm với vị bộ trưởng này, chưa yên tâm với vị khác nhưng cũng chỉ là ý kiến cá nhân thôi, bây giờ nêu ra cụ thể thì có gì đó không khách quan. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng mục đích của lấy phiếu tín nhiệm là để đánh giá, thúc đẩy các bộ trưởng, trưởng ngành nhìn lại mình và có ý thức trách nhiệm với nhân dân, xã hội lớn hơn. Thực tế sau lần lấy phiếu đầu tiên cho thấy nhiều bộ trưởng, trưởng ngành đã thay đổi rõ rệt, tạo động lực lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, trong lần lấy phiếu này, nếu có vị bộ trưởng nào mà có nhiều tín nhiệm thấp như lần trước thì tôi nghĩ chắc chắn cơ quan có trách nhiệm trong công tác tổ chức cán bộ sẽ xem xét. Có thể anh chưa đến ngưỡng, nhưng vì là hai lần thấp quá thì phải xem xét, chứ nếu không làm, cứ coi như bình thường thì nhân dân và cử tri sẽ băn khoăn.

Hơn nữa, tôi được biết sau khi QH lấy phiếu tín nhiệm thì bên Đảng cũng sẽ lấy phiếu. Như thế cả hai bên sẽ hỗ trợ đánh giá về công tác cán bộ tốt hơn. Và mục tiêu chính là làm sao để những người bị tín nhiệm thấp nhìn nhận ra những hạn chế và điều chỉnh cho phù hợp.

MỚI - NÓNG
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
Tạo động lực, cảm hứng để thanh niên Huế khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
TPO - Ngày hội “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” cấp Trung ương năm 2024 diễn ra tại Huế là dịp để những người trẻ có chung niềm đam mê khởi nghiệp tiếp cận, gặp gỡ với các doanh nhân khởi nghiệp tiêu biểu; qua đó, tạo cảm hứng, kết nối, huy động mọi nguồn lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho giới trẻ địa phương.