Lạ mà quen

TP - Tính đến hết năm 2019, cả nước có hơn 25.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, do một số bất cập trong công tác tập hợp, thống kê báo cáo tài chính (BCTC) của các địa phương nên Bộ Tài chính chỉ có dữ liệu đầy đủ của 22.603 DN để phân tích, quản lý

Như vậy, còn trên 2.400 DN FDI còn lại chưa thể thống kê, thu thuế đầy đủ. 
Có một điều lạ, trong số 3.545 DN lỗ mất vốn trong năm 2019 lại có 2.160 DN doanh thu vẫn tăng trưởng cao so với năm trước. 

Lỗ nặng nhất theo Bộ Tài chính là 2 DN có vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trong nhóm ngành “Sản xuất sắt, thép và kim loại khác”: Formosa Hà Tĩnh và Posco Yamoto Vina (Bà Rịa – 
Vũng Tàu). 

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và 5 năm 2016-2020 cuối tháng 12 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, sau hơn 4 năm từ khi gây ra sự cố môi trường biển ở 4 tỉnh miền Trung, Formosa Hà Tĩnh đã khắc phục xong 53/53 lỗi vi phạm. 
Tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cũng khẳng định vụ việc vi phạm của Formosa là hồi chuông cảnh tỉnh. Từ đó, ta đã tập trung, chủ động kiểm soát môi trường, đánh giá tác động môi trường. Bởi thế, chỉ số phát triển bền vững năm 2020 của Việt Nam tăng 5 bậc.

Theo chuyên gia kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành, báo cáo trên của Bộ Tài chính về thực trạng hoạt động của DN FDI không có gì lạ, năm nào cũng có. Nguyên nhân được ông chỉ ra là các DN FDI quá khôn khéo, nhiều mánh lới. Trong khi chúng ta quá chú trọng mời gọi đầu tư bằng hàng loạt ưu đãi thuế, phí, đất đai,...thì họ chỉ trả lại chủ yếu bằng tạo công ăn việc làm cho lao động nhưng với chi phí rẻ mạt, chưa kể các hậu quả lâu dài như ô nhiễm môi trường. Hết ưu đãi lại dọa rút về nước.

Mấu chốt của vấn đề theo vị chuyên gia là bởi nhà chức trách nước ta không nắm được khai báo sổ sách, kế toán đầy đủ của DN FDI. “Một DN đồ uống đem các nguyên liệu từ Mỹ qua Việt Nam sơ chế đơn giản, hòa tan rồi bán. Họ khai nguyên liệu bán từ Mỹ giá rất cao để có giá thành cao, song khi bán lại tại Việt Nam lại khai lỗ, thực ra họ đã lãi khi bán nguyên liệu từ Mỹ. Những DN như Coca-Cola hơn 20 năm vẫn báo lỗ trong khi không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam là quá vô lý”, chuyên gia Bùi Kiến Thành nhấn mạnh. 

Một vấn nạn khác được các chuyên gia kinh tế chỉ ra là lực lượng thanh tra, chống chuyển giá làm việc không đến nơi đến chốn do... DN có “sân trước”, “sân sau” gây sức ép, hoặc vấn nạn phong bì. 

Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập sâu rộng, tham gia nhiều Hiệp định Thương mại tự do. Cùng với việc kiểm soát tốt dịch COVID-19, nằm trong nhóm các nước tăng trưởng kinh tế cao nhất năm 2020, Việt Nam đang là điểm đến lý tưởng cho các DN FDI trong những năm tiếp theo. Để thu hút đầu tư hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, các chuyên gia kinh tế cho rằng, thời điểm này không thu hút đầu tư bằng bất cứ giá nào. Phải sàng lọc, phải đảm bảo các điều kiện về bảo vệ môi trường và hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.