Lạ lùng nông dân dùng xi măng bón lúa

Các nhà khoa học cảnh bảo dùng xi măng bón lúa sẽ khiến đất bị chai cứng.
Các nhà khoa học cảnh bảo dùng xi măng bón lúa sẽ khiến đất bị chai cứng.
TPO - Việc dùng xi măng làm phân bón lúa của một số nông dân xã Long Hậu, huyện Lai Vung, Đồng Tháp đang khiến dư luận xôn xao. 

Mới đây, VTV đưa tin, việc dùng xi măng làm phân bón lúa của một số nông dân xã Long Hậu, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) xuất phát từ sự truyền đạt của ông Lê Văn Nuôi ở cùng xã.

Theo đó, trong quá trình làm nhà, ông Nuôi thấy cây cối ven bờ mương có nước xi măng chảy xuống xanh tốt hơn bình thường nên khi rải phân cho lúa, ông đã làm thử một luống để so sánh và thấy lúa ở luống rải xi măng cũng có độ xanh tốt giống như các luống còn lại. Từ đó, ông Nuôi lên quy trình để áp dụng vào thực tế.

Thông tin người dân dùng xi măng bón lúa này được cán bộ
xã Long Hậu xác nhận. 

Trả lời trên báo điện tử Dân trí, ông Trần Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Long Hậu, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cho hay đã kiểm tra và phát hiện hộ ông Nguyễn Văn Có đang thử nghiệm việc bón xi măng cho lúa.

Bên cạnh đó, báo này cũng thông tin, hiện ở xã Long Hậu có khá nhiều nông dân đang thử nghiệm 'loại phân bón lạ lùng' trên. 

Anh Nguyễn Ngọc Trọng xã Long Hậu cho biết, anh đã thử nghiệm bón xi măng cho lúa được 3 vụ. Trung bình với diện tích 1.300m2 anh bón theo tỷ lệ 10kg phân với 10kg xi măng, thời gian bón như bón phân hóa học. 

“Qua 3 vụ tôi thử nghiệm bón xi măng chung với phân cho lúa, vụ nào năng suất cũng tăng lên từ 200 – 300kg lúa so với diện tích không bón xi măng”, anh Trọng cho biết.

Trao đổi về "sáng kiến" lạ này, ông Mai Quốc Hậu - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lai Vung cho biết: “Phòng Nông nghiệp huyện đã nắm thông tin và theo người dân đang sử dụng phương thức này thì có kết quả. Tuy nhiên, việc này cần nghiên cứu thêm cho nên Phòng đã cử cán bộ đến nắm thông tin và theo dõi.

Trong khi đó, PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM khẳng định, dùng ximăng làm phân bón lúa về lâu dài sẽ gây hại cho đất, khiến đất không thể trồng được gì nữa

Bởi lẽ ximăng sẽ làm gắn kết các thành phần của đất lại với nhau, phá vỡ cấu trúc đất như tính chất giữ nhiệt, giữ ẩm, giữ nước, giữ phân bón của đất. Từ đó, đất ở những khu vực này sẽ bị chai cứng và rất khó cải tạo.

PGS.TS Nguyễn Như Hà - trưởng bộ môn Nông hóa, khoa Tài nguyên và Môi trường, ĐH Nông nghiệp Hà Nội cũng cho hay, ximăng không có chất dinh dưỡng gì giúp cây lúa có năng suất cao hay chất lượng tốt hơn, chỉ có thành phần canxi là có thể có tác dụng khử chua. 

Ximăng có thể có những tác dụng phụ ban đầu giúp chất lượng cây trồng có vẻ như được cải thiện, tuy nhiên về lâu về dài thì nó sẽ gây hại đất.

Cùng chung quan điểm, TS Võ Thái Dân, ĐH Nông Lâm cho rằng, ximăng lấy từ đá vôi và có canxi, lân trong thành phần cấu tạo và trong vùng đất phèn, thành phần vôi trong xi măng sẽ giúp nâng độ pH trong đất lên. Và ximăng được tạo ra vì mục đích công nghiệp mà lại được dùng cho nông nghiệp thì không đúng mục đích

Theo PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng, thay vì dùng xi măng, người nông dân chỉ nên sử dụng canxi, phân hữu cơ để bón để đảm bảo an toàn cấu trúc đất canh tác.

Được biết, hiện lãnh đạo xã Long Hậu đã đề nghị các hộ dân tạm ngưng việc bón xi măng cho lúa để chờ sự kiểm nghiệm của ngành chức năng.

MỚI - NÓNG
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
Lốc xoáy làm lật thuyền, hai người mất tích
TPO - Vào tối 17/4, trên địa bàn huyện Sìn Hồ (Lai Châu), do ảnh hưởng của mưa lớn kèm gió lốc lật thuyền, hai người mất tích. Mưa lớn kèm gió lốc cũng gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng đến tài sản của Nhà nước và nhân dân.