Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi
TPO - Cây thị ở xóm Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có tuổi đời trên 700 năm. Cây thị cổ này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết về một thời khai sinh lập quốc của vua Lê Lợi.
Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 1

Gốc thị này nằm trong khu vườn của gia đình bà Trần Thị Nhuận, tại xóm Kim Sơn, xã Sơn Phúc, nay là xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cây có chiều cao khoảng 40m, đường kính kích thước khoảng 12m. Gốc cây sần sùi, rêu xanh bám quanh. Phía dưới gốc cây cổ thụ, người dân trong vùng lập bàn thờ, đặt tên là “Gốc thị sử tích”.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 2

Cây thị cổ này gắn liền với rất nhiều truyền thuyết về một thời khai sinh lập quốc của vua Lê Lợi. Tương truyền, năm 1424, trong một lần bị giặc Minh truy đuổi, Lê Lợi chạy đến vùng núi huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) và ẩn nấp vào trong hốc của gốc thị.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 3
Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 4

Năm 1425, biết tin thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Hương Sơn, Lê Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết nghĩa anh em.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 5

Sau đó, cả hai người cùng giết ngựa trắng uống máu, cắt tóc ăn thề ngay dưới gốc cây thị cổ thụ này. Những câu thơ: Cắt tóc, giết ngựa trắng /Dưới gốc thị thề nguyền /Nguyện đồng tâm đồng chí /Phá giặc xây cơ đồ, vẫn còn được lưu truyền trong nhân dân

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 6
Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 7

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, “cây thị ăn thề” vẫn sừng sững đầy sức sống, tỏa bóng xanh mát.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 8

Hiện tại toàn bộ phần lõi bên trong đã bị rỗng, người có thể chui lọt qua nhưng cây thị cành lá vẫn um tùm, xanh mướt. Đặc biệt đến mùa Vu Lan, thị trĩu quả, tỏa mùi thơm ngào ngạt khắp vùng.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 9

“Hàng tháng, vào dịp ngày rằm và cuối tháng, dân đến thắp hương cầu xin điều may mắn", bà Nhuận chia sẻ.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 10

Lớp vỏ cây có nhiều khối u, đường gân sần sùi, dưới gốc có chỗ được khoét rỗng ruột, cao khoảng 5m, người có thể ẩn nấp bên trong. Hàng năm cứ vào mùa, cây luôn sai quả.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 11

Theo người dân, quả "cây thị ăn thề" luôn to tròn, vàng chín mọng và có mùi thơm ngào ngạt. Cứ vào dịp lễ Tết, ngoài thắp hương ở đền thờ, người dân còn thắp hương xung quanh gốc cây thị.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 12

Cây thị này là minh chứng lịch sử, nơi Lê Lợi từng giết ngựa trắng, cắt máu ăn thề, kết nghĩa anh em với huynh đệ.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 13
Bên trong thân cây rỗng, vỏ sần sùi.
Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 14
Phía bên trong thân cây rỗng, nhiều cỏ, rêu xanh mọc bám xung quanh.
Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 15

Gốc thị gắn với một phần đời sống tâm linh của người dân thôn Kim Sơn.

Lạ kỳ cây thị 'ăn thề' 700 trăm năm rỗng gốc gắn với giai thoại vua Lê Lợi ảnh 16

Người dân coi gốc thị như một "bảo bối" bảo vệ họ, bảo vệ mảnh đất họ đang an cư lạc nghiệp.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

Trẻ em dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 phải được dạy Tiếng Việt

TPO - Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định, dạy Tiếng Việt cho trẻ em là người dân tộc thiểu số trước khi vào lớp 1 nhằm mục tiêu chuẩn bị tâm thế sẵn sàng, chủ động cho trẻ trong học tập, hình thành kĩ năng học tập cơ bản và năng lực sử dụng Tiếng Việt, kĩ năng giao tiếp, ứng xử xã hội cho trẻ.
Đan Viện Châu Sơn

Chiều buông Đan viện Châu Sơn

TP - Đã bao năm thênh thang vo vo bánh xe lăn những Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh và cao tốc đã khiến tôi bỏ bẵng đi xứ Nho Quan của đất Ninh Bình này. Mà đâu phải xứ lạ? Nho Quan kề ngay địa đầu phía Bắc của xứ Thanh chỉ cách Thành Nhà Hồ Vĩnh Lộc quê tôi vài chục cây số!
Các thành viên của Ethnicity trong một chuyến thực tế về địa phương

Dệt thổ cẩm bằng công nghệ số

TP - Yêu văn hóa dân tộc theo cách riêng, một nhóm bạn trẻ đã nhiệt huyết “dệt” hàng ngàn mẫu hoa văn thổ cẩm của người dân tộc thiểu số bằng công nghệ số. Và từ đây, thổ cẩm Việt đã đi ra thế giới.