Người Surma có hai tộc là Suri và Mursi, sinh sống rải rác dọc sông Omo miền tây nam Ethiopia. Nhiếp ảnh gia Louisa Seton đã dành thời gian ghi lại hình ảnh của những con người đặc biệt này. Trong ảnh, trẻ em của tộc Suri ngồi nghỉ trên thân cây ở giữa đồng.
Seton cho biết: “Chụp trẻ em dễ nhất, vì chúng thích cười đùa với tôi. Chúng rất thích ngắm và chạm vào mái tóc màu vàng của tôi. Đứa bé này sợ màu da trắng của tôi và đã khóc thét khi được đưa cho tôi bế”.
Những người phụ nữ xẻ môi để lồng đĩa và tạo các vết sẹo theo họa tiết đặc biệt trên da. Phụ nữ và trẻ em thường trang điểm bằng đất sét trắng và hoa tươi.
Người Surma có truyền thống độc đáo là lồng đĩa vào môi dưới.
Tục lệ này được thực hiện khi người phụ nữ tới tuổi kết hôn. Họ sẽ làm gãy hai răng dưới (thường dùng đá), sau đó đục một lỗ trên môi dưới và đưa một nút gỗ nhỏ vào. Nút gỗ này được thay dần bằng nút to hơn, tới khi lỗ đủ rộng để lồng một đĩa gốm hoặc gỗ vào.
Seton mất 3 ngày lái xe từ Addis Ababa tới Kibbish để chụp ảnh cậu bé tộc Suri ở làng Naregeer, Thượng Omo, một vùng hẻo lánh sát biên giới Nam Sudan.
Seton cho biết cô thấy hơi run khi xin chụp ảnh người đàn ông này. Các bộ tộc ở vùng hẻo lánh này thường xuyên có mâu thuẫn nội bộ kéo dài nhiều năm.
Ba người đàn ông ở một ngôi làng trong Công viên quốc gia Margo, thuộc lãnh thổ của tộc Mursi. Họ đem theo vũ khí để bảo vệ gia súc khỏi trộm cướp. Các bộ tộc khác đổ máu để giành vật nuôi, đất chăn thả và các khu lấy nước.
Nhiếp ảnh gia Louisa Seton hi vọng sẽ ghi lại được vẻ đẹp của bộ tộc này trước khi văn hóa của họ mai một.
Theo truyền thống, phụ nữ Suri chăm sóc gia đình, con cái, làm việc đồng áng. Hũ của họ dùng để đựng bia sorghum, thức uống yêu thích của cả phụ nữ và nam giới.
Khu vực thung lũng Thượng Omo trù phú với những bụi cây xanh. Nơi này rất gần với biên giới Sudan.