Kỳ vĩ thành đá cổ lớn nhất Đông Nam Á

Kỳ vĩ thành đá cổ lớn nhất Đông Nam Á
TPO - Lừng lững tọa lạc mạn Tây phủ Thiên Xương (nay thuộc Thanh Hóa) là tòa thành đá hơn 600 năm tuổi – một kho tàng của nghệ thuật xây dựng mà lớp thế hệ ngày nay đang đặt ra những dấu chấm hỏi.

>Hiển Lâm Các - Đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc Việt
>U hoài lăng phó vương giữa lòng Hà Nội

Kho tàng dấu chấm hỏi ấy là thành nhà Hồ - cách gọi nôm na của người Việt gắn với triều đại mà công trình dựng nên. Nếu theo sử sách mà biên ra, tòa thành ấy đến lắm tên gọi. Thành Tây Đô, thành Tây Giai, thành An Tôn. Đây là kinh đô của nước Đại Ngu (quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ).

Đây là tòa thành bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á; là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

Có danh phận là kinh đô vọn vẻn chưa đầy chục năm với triều nhà Hồ, nhưng thành nhà Hồ lại có sức sống đến trường bền, được biết đến rộng lớn. Minh chứng rõ nhất điều này, không gì hơn là ngày 16-6-2012, thành nhà Hồ sẽ tổ chức lễ đón Công nhận Di sản văn hóa thế giới.

Thành nhà Hồ - một di sản văn hóa thế giới – công trình của những băn khoăn, nghi hoặc (thời gian xây cất, nguyên vật liệu, kỹ thuật…). Thành Tây Đô ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.

Thành nhà Hồ có vị trí đắc địa về quân sự (ảnh chụp từ Địa đồ thành nhà Hồ)
Thành nhà Hồ có vị trí đắc địa về quân sự (ảnh chụp từ Địa đồ thành nhà Hồ).

Như mọi thành quách bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất với khối lượng gần 100.000 mét khối, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh.

Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2 m x 1 m x 0,70 m, mặt trong đắp đất. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu (Cửa Tiền hay còn gọi là Cửa Nam, Cửa Hậu còn gọi là Cửa Bắc, cửa Đông Môn và cửa Tây Giai).

Mới đây, câu hỏi nguyên liệu của công trình được xây cất trong khoảng thời gian chưa đầy ba tháng (từ tháng Giêng đến tháng 3 năm 1397) đã được hé mở.

Đá xây thành được lấy từ mỏ đá thuộc khu vực núi An Tôn, thôn Phù Lưu, xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc, cách chân thành nhà Hồ khoảng 2 km về phía đông bắc. Các nhà khảo cổ của viện Khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy hơn 20 phiến đá lớn. Những khối đá có hình dạng vuông vắn, được nhà Hồ chế tác phần thô tại chỗ, sau đó chuyển về xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật.

Mô hình cổng Nam thành nhà Hồ sau khi phục dựng
Mô hình giả định Vong lâu ở cổng Nam thành nhà Hồ sau khi phục dựng.

Về kiến trúc, thành nhà Hồ thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật xây dựng. Các cổng đều xây kiểu vòm cuốn, đá xếp múi bưởi, trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8 m, cao 9,5 m, rộng 15,17 m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7 m, cao 1,5 m, nặng chừng 15 tấn).

Những phiến đã được mài nhắn và ghép lại khít với nhau không một khe hỡ nào. Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào.

Trải qua tác động tự nhiên, con người, nhưng công trình vẫn sừng sững tồn tại hơn 6 thế kỷ. Nhưng vẫn còn đó là băn khoăn về cách vận chuyển của để đưa những tảng đá lớn vào trong thành nhà Hồ. Ban đầu, nhiều nhà khoa học đưa giả thiết người dân thời đó đã lăn đá bằng đường thủy đề vào bờ và tiếp tục lăn trên xe hoặc lăn bi để vào.

Thành nhà Hồ được là kiểu vuông thành sắc cạnh
Thành nhà Hồ được là kiểu vuông thành sắc cạnh.
Các cửa thành nhà Hồ đều xây dựng theo lối cổng vòm
Các cửa thành nhà Hồ đều xây dựng theo lối cổng vòm.
Các phiến đá xếp múi bưởi lại với nhau
Các phiến đá xếp múi bưởi lại với nhau.
Bên ngoài thành, các phiến đá lớn được mài nhẵn ghép với nhau
Bên ngoài thành, các phiến đá lớn được mài nhẵn ghép với nhau.
Phía trên và trong thành được đắp bằng đất. Bao phía ngoài là lớp tường đá
Phía trên và trong thành được đắp bằng đất. Bao phía ngoài là lớp tường đá.
Theo thời gian, một số kẽ ghép giữa hai phiến đá rộng ra, càng chứng tỏ công trình không dùng vật liệu gắn kết
Theo thời gian, một số kẽ ghép giữa hai phiến đá rộng ra, càng chứng tỏ công trình không dùng vật liệu gắn kết.
Đường Hoa Nhai (phía cửa Nam) được lát hoàn toàn bằng đá
Đường Hoa Nhai (phía cửa Nam) được lát hoàn toàn bằng đá.
Các phía cổng thành đều ghép cửa. Vết tích của cổng và trụ cổng in hằn trên đá
Các phía cổng thành đều ghép cửa. Vết tích của cổng và trụ cổng in hằn trên đá.
Kỳ vĩ thành đá cổ lớn nhất Đông Nam Á ảnh 11
Trên cửa thành phía Nam còn vết tích của các chân lan can của một vọng lâu
Trên cửa thành phía Nam còn vết tích của các chân lan can của một vọng lâu.
Đường Hòa Nhau ở phía cử Nam được lát bằng đá
Đường Hoa Nhai ở phía cử Nam được lát bằng đá.
Cổng phía Bắc thành nhà Hồ
Phía Bắc thành nhà Hồ.
Phía tây của thành nhà Hồ
Phía tây của thành nhà Hồ.
Các cổng nối liền với nhau bằng những con đường thẳng tắp
Các cổng nối liền với nhau bằng những con đường thẳng tắp.
Ngày càng có nhiều du khách tới thăm quan công trình đá kỳ vĩ này
Ngày càng có nhiều du khách tới thăm quan công trình đá kỳ vĩ này.
Nghe hướng dẫn viên giới thiệu
Nghe hướng dẫn viên giới thiệu.
Theo Viết
MỚI - NÓNG
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
Ga Hà Nội sẽ thành ga đường sắt đô thị nội đô
TPO - Sở GTVT Hà Nội vừa báo cáo thành phố việc rà soát và đưa ra định hướng xây dựng các dự án đường sắt đô thị, đường sắt quốc gia trên địa bàn. Theo đó, từ nay đến năm 2035, các tuyến đường sắt quốc gia sẽ di dời ra ga đầu mối Ngọc Hồi, ga Hà Nội sẽ trở thành ga đường sắt nội đô.