Ký ức khó phai về ngày 17/2/1979

Bác sỹ Đại (bìa trái) và người dân làng Khuổi Mươi thắp nhang tưởng nhớ đến các chiến sỹ áo trắng đã hy sinh vì quê hương (ảnh chụp chiều ngày 16/2/2016). Ảnh: Duy Chiến
Bác sỹ Đại (bìa trái) và người dân làng Khuổi Mươi thắp nhang tưởng nhớ đến các chiến sỹ áo trắng đã hy sinh vì quê hương (ảnh chụp chiều ngày 16/2/2016). Ảnh: Duy Chiến
TP - Nghẹn ngào trong lời kể, bác sỹ Nguyễn Đắc Đại, cán bộ hưu trí ở thành phố Lạng Sơn nhớ lại: Sáng ngày 17/2/1979 rộ lên tiếng súng, tiếng đạn pháo ở khu vực biên giới Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Thông tin cho biết, Trung Quốc chính thức mở chiến dịch tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới.

Ban giám đốc bệnh viện tỉnh Lạng Sơn (khi đó ở phường Chi Lăng, thị xã Lạng Sơn) lập tức hội ý và cắt cử y, bác sỹ và điều lái xe lên tuyến đầu cứu thương. Xe đi đầu có bác sỹ Nguyễn Thị Thủy (khi đó 27 tuổi), y tá Nguyễn Thị Sâm (23 tuổi). Trên đường, từng đoàn người gồng gánh, dắt díu nhau sơ tán từ Đồng Đăng, Bảo Lâm về phía thị xã Lạng Sơn.

Tiếng đạn pháo rít lên từng hồi. Bụi đất tung lên mù mịt, hai nữ bác sỹ, y tá nhanh chóng chuyển cáng bộ đội bị thương nặng lên xe ô tô, vận chuyển về tuyến sau.

“Ba cán bộ hy sinh trong ngày 17/2/1979 đều đã được công nhận là liệt sỹ. Vào các dịp lễ, tết, chúng tôi đều đến gia đình các liệt sỹ này thắp tâm nhang; đồng thời tặng quà, động viên gia đình”.      

Bác sỹ Phan Thanh Huy

Sau khi hoàn thành chuyến công tác đột xuất, bác sỹ Nguyễn Thị Thủy và y tá Nguyễn Thị Sâm vẫn xung phong đi tuyến đầu tiếp tục cấp cứu, vận chuyển thương binh. Anh Lê Văn Thuận (SN 1939), vừa chuyển từ quân đội sang lái xe tại bệnh viện đã sẵn sàng nổ máy. Trong chuyến đi nguy hiểm này có bác sỹ Thủy, bác sỹ Tuấn và y tá Sâm.

Xe cứu thương lao đến khu vực cầu Khuổi Mươi (nay thuộc thôn Khuổi Mươi, xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc) thì đụng phải toán quân Trung Quốc phục sẵn trong lùm cây, trên đường quốc lộ. Chúng dùng súng bắn thẳng vào đầu xe làm chiếc xe đang chạy, khựng lại. Một cơn mưa đạn đổ về xe cứu thương cắm cờ chữ thập đỏ.

Bác sỹ Thủy trúng đạn, gãy đùi trái, một mảnh đạn cắm vào chân phải của lái xe Thuận. Y tá Sâm bung cửa nhảy ra và bị chúng bắn vào bụng. Sâm chạy một quãng nữa, đạn địch xối xả cho đến khi cô ngã gục bên đường.

Bác sỹ Thủy bị mất máu nhiều. Cô nhoài ra xe tìm Sâm thì loạt đạn bay về phía cô.

Chiều 16/2, bác sỹ Nguyễn Đắc Đại cùng phóng viên Tiền Phong ngược quốc lộ 1A, tìm đến khu vực cầu Khuổi Mươi. Ông Đại năm nay bước sang tuổi 77. Ông chỉ vào hai cây hoa đào bên phải quốc lộ 1A cũ, nơi cuối làng Khuổi Mươi nói: “Hai cán bộ nữ áo trắng đã nằm ở đây. Máu đào của họ cùng bao chiến sỹ mãi thắm trên từng tấc đất biên cương”.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.