Kỹ thuật mới chữa thoát vị bẹn cho trẻ

Bác sĩ Bệnh viện Saint paul phẫu thuật thoát vị bẹn cho trẻ.
Bác sĩ Bệnh viện Saint paul phẫu thuật thoát vị bẹn cho trẻ.
TP - Bệnh viện Đa khoa Saint paul (Hà Nội) đã thực hiện thành công kỹ thuật mổ nội soi 1 lỗ qua rốn điều trị thoát vị bẹn cho gần 20 trẻ em, trong đó nhiều trẻ mới chỉ 1 tháng tuổi. Đây là kỹ thuật tiên tiến của thế giới lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam.

Vừa qua, PGS. TS Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc bệnh viện Saint paul đã liên tiếp thực hiện 2 ca mổ thoát vị bẹn cho 2 trẻ bằng phương pháp này. Một bệnh nhân là cháu Nguyễn Ngọc K, 1 tháng tuổi, trú tại xã Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội. Một bệnh nhân khác là bé gái Đỗ Bảo N, 4 tuổi, trú tại Thường Tín, Hà Nội.

Trước đó, bác sĩ Sơn cũng điều trị cho bé Nguyễn Thu Hiền (6 tháng tuổi) với các triệu chứng quấy khóc liên tục, không nín. Khám nhiều lần các bác sĩ mới phát hiện cháu Hiền bị thoát vị bẹn khiến một bên buồng trứng rơi vào ống phúc tinh mạc, bị nghẹt, dẫn đến hoại tử, nát mủn. Các bác sĩ đành phải cắt bỏ một bên buồng trứng của cháu bé.

 Theo PGS.TS Trần Ngọc Sơn, nếu được phát hiện sớm, các bác sĩ có thể mổ giải cứu buồng trứng. Nhưng do trẻ không có triệu chứng rõ ràng nên người nhà không phát hiện được bệnh nên nhập viện quá muộn.

PGS.TS Trần Ngọc Sơn cho biết, thoát vị bẹn là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ, xảy ra với cả trẻ trai và trẻ gái do dị tật ống bẹn và ống phúc tinh mạc không được bịt kín mà có “lỗ rò” khiến khu vực này có khối phồng ở vùng bẹn/bìu. Đặc biệt khi trẻ quấy khóc, khi chạy nhảy hay gắng sức. Điều trị thường quy cho bệnh này là phẫu thuật mổ mở đường bẹn với vết mổ khoảng trên dưới 3cm. Phẫu thuật nội soi thông thường với 2-3 vết mổ riêng biệt cũng được ứng dụng điều trị thoát vị bẹn ở trẻ em. Tuy nhiên cả 2 phương pháp trên đều để lại những sẹo sau mổ trên bệnh nhân.

Với phương pháp phẫu thuật nội soi một lỗ qua rốn, chỉ một vết mổ nhỏ qua rốn sẽ giúp làm giảm sang chấn và đặc biệt sau mổ bệnh nhân không còn nhìn thấy sẹo mổ do bản thân rốn là sẹo tự nhiên của cơ thể. Đây là kỹ thuật mới lần đầu được ứng dụng tại Việt Nam và hiện tại chỉ có đơn vị ngoại nhi của bệnh viện Saint paul thực hiện kỹ thuật này. Thời gian mổ khoảng 40 phút, phục hồi nhanh, ít sang chấn, thẩm mỹ.

Trước kia, để điều trị thoát vị bẹn, các bác sĩ phải rạch một đường dài 2-3cm ngay bẹn. Điều này gây đau đớn cho trẻ, vết thương lâu lành, nhất là đối với trẻ sơ sinh, ít tháng. Cụ thể, tại vị trí rốn của bệnh nhân, phẫu thuật viên sẽ đặt dụng cụ trocar quan sát và hỗ trợ cuộc mổ. Từ bên ngoài, phẫu thuật viên sử dụng một loại kim đặc biệt đi xuyên qua thành bụng khâu từ bên ngoài chỗ thoát vị bên trong cơ thể. 

Với phương pháp mổ này, trẻ ít bị đau đớn, mau bình phục và sẹo “lấp” ở rốn nên không nhìn thấy. Thoát vị bẹn có biểu hiện rất sớm, có trẻ chỉ sau sinh vài ngày, đặc biệt là đối với những trẻ sinh non. Cũng có trẻ đến 3-4 tuổi cha mẹ mới phát hiện ra. Dấu hiệu thường thấy là khối phồng cứng ở vùng bẹn khi trẻ quấy khóc và biến mất khi trẻ nằm yên. Tuy nhiên, cũng có trẻ không có biểu hiện rõ rệt nên nhiều cha mẹ không nhận biết được.

Kỹ thuật tại vừa được triển khai tại Bệnh viện Saint paul khác biệt so với các kỹ thuật đã từng thực hiện tại Việt Nam. Tác giả của kỹ thuật thực hiện tại bệnh viện Saint paul là chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước đã được nghiệm thu về ứng dụng phẫu thuật nội soi một đường rạch điều trị một số bệnh ở trẻ em bao gồm cả các bệnh phức tạp như nang ống mật chủ, phình đại tràng bẩm sinh, không hậu môn…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.