Kỳ thị - vấn đề của riêng nước Mỹ?

TP - Vừa học cao học vừa làm việc cho tổ chức từ thiện HTA, tôi thầm mong thành phố nơi tôi ở (Los Angeles) sớm qua đại dịch COVID-19. Ngờ đâu nước Mỹ lại chìm trong bạo loạn, đau thương. 

Anh chồng bùi ngùi kể chưa bao giờ thấy cảnh tượng hỗn loạn như thế từ khi sinh ra ở đây. Trước đây, dân biểu tình đa số trong ôn hòa. Năm 2009, nước Mỹ có vị tổng thống da màu đầu tiên - Barack Obama. Tưởng như giấc mơ của mục sư Martin Luther King Jr. về chuyện người da trắng và da màu chung sống hòa bình sẽ ngày càng được hiện thực hóa…

Mấy ngày nay, lòng tôi trĩu nặng. Có thể nào chỉ vì là da màu mà bị đè đầu cưỡi cổ, bị tước đi tính mạng dễ dàng đến thế? George Floyd chết trong tiếng kêu cứu. Vết thương giờ đây lại há miệng, rỉ máu, thổi bùng cơn giận dữ khắp nước Mỹ. Vấn đề phân biệt chủng tộc, biểu tình bạo loạn lên mặt báo khắp thế giới. Có người coi đó là chuyện chỉ có ở nước Mỹ, rồi hả hê, dè bỉu. Nhưng thực ra, sự kỳ thị đang tồn tại trong mỗi chúng ta.

Năm 2000, khi bước chân ra Hà Nội học đại học, tôi đã phải học thay đổi giọng nói đặc sệt quê mùa của mình. Khi sang Hàn Quốc, tôi thấy sự kỳ thị còn khủng khiếp hơn nhiều. Không ít người Hàn hỏi tôi có biết đọc tiếng Hàn không, sao có thể mua được túi xách hàng hiệu, nhà ở quê có mấy sào ruộng, ở Việt Nam có Coca Cola uống không… Họ mặc định những người đến từ Đông Nam Á là nghèo, quê mùa. Họ kỳ thị từ lời nói đến hành động, nhiều không kể xiết.

Còn người đến từ châu Phi thì sao? “Gớm ghiếc”. Đó là từ một ông quản lý người Hàn nói với tôi. Ông ấy bảo: Không thể hiểu sao mày lại có thể chơi với một người châu Phi đen bẩn được? Nhưng đâu chỉ có mình ông ấy. Chẳng phải ở châu Á chúng ta, đa số đều thích làn da trắng trẻo sao? Cứ đen đúa mặc định là xấu, cứ xấu xí là bị hắt hủi, cứ nghèo là bị khinh. Đó chính là sự kỳ thị. Nhưng chẳng phải chúng ta coi đó là chuyện bình thường hay sao?

Khi sang Mỹ, tôi gặp rất nhiều cặp vợ chồng da trắng - da màu và rồi cô gái đen đúa, mũi tẹt là tôi cũng gật đầu lên xe hoa với một anh người Mỹ da trắng. Không giống ở Hàn Quốc, tôi dễ dàng làm bạn với người khác hơn. Ở Mỹ, người ta rất thận trọng trong lời ăn tiếng nói vì sợ bị kiện là phân biệt chủng tộc. Ngay cả khâu nộp hồ sơ cũng không được gửi ảnh để đảm bảo công bằng. Nếu có bằng chứng bị kỳ thị thì có thể lôi ra tòa đòi bồi thường thiệt hại. Nhưng ở Mỹ, có vẻ bang nào càng ít người da màu thì họ càng bị kỳ thị. Bang California nơi tôi đang sống không thấy sự kỳ thị lắm, có lẽ vì đa chủng tộc. Nhưng theo tôi, vấn đề của Mỹ là cảnh sát có quyền lực rất lớn nên nếu họ có tư tưởng kỳ thị thì rất nguy hiểm.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...