Kỹ sư trẻ làm giàu từ… đất

Kỹ sư trẻ làm giàu từ… đất
Với phương pháp đốt gạch kiểu mới, không chỉ bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên liệu… lò gạch của Nguyễn Thế Doãn (thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định.

Kỹ sư trẻ làm giàu từ… đất

> Anh em Thuận, Lợi vui với giun, ếch, rắn và nai
> Ông chủ của 100 ha rừng
> Tống Văn Hải: Sáng tạo vì nông nghiệp, nông dân

Với phương pháp đốt gạch kiểu mới, không chỉ bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguyên liệu… lò gạch của Nguyễn Thế Doãn (thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) còn tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động địa phương với thu nhập ổn định.

Anh Nguyễn Thế Doãn tại xưởng sản xuất gạch của mình
Anh Nguyễn Thế Doãn tại xưởng sản xuất gạch của mình.

Kỹ sư về làng đốt gạch

"Cả khu vực này trước đây là khu bãi bồi ven sông, chỉ cấy một vụ cho năng suất thấp. Nhưng bây giờ, khu đất rộng 27 ha này mình sẽ biến nó thành “mỏ vàng đen”, nơi làm việc nhộn nhịp cho hàng trăm lao động địa phương và sau ít năm nữa nó sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái trong tương lai".

Đó là chia sẻ của kỹ sư Nguyễn Thế Doãn khi dẫn chúng tôi tham quan lò gạch đốt theo kiểu mới với công suất 18 triệu viên/năm chuẩn bị đốt mẻ gạch đầu tiên tại xã Tiên Minh, Tiên Lãng

Con đường đến với đất, với gạch của Doãn cũng trải qua nhiều sóng gió, thử thách. Sinh năm 1977, anh Doãn từng là sinh viên chuyên ngành Điện công nghiệp của Trường Đại học Thái Nguyên.

Tốt nghiệp ra trường với ước mơ được mang ánh sáng điện lưới đến tận hộ dân trong thôn, xóm, Doãn đầu quân cho một đơn vị xây lắp điện của huyện.

Nhưng đến năm 2002, khi công việc đang ổn định Doãn lại quyết định chuyển sang kinh doanh cây xăng, rồi đi lao động ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2006.

Trong một lần ở Đức, anh xem được chương trình truyền hình giới thiệu về cách đốt gạch xây dựng kiểu mới vừa tiết kiệm nguyên liệu, vừa bảo vệ môi trường ở một nước châu Âu.

Từ ý tưởng đó, Doãn liên hệ với kiểu đốt gạch thủ công vừa gây ô nhiễm môi trường, lao động lại vất vả, mà rủi ro không ít. Từ đó, Doãn nảy sinh ý định về nước để xây lò gạch kiểu mới.

Cuối năm 2008, Doãn về nước bắt đầu tìm hiểu kỹ thuật xây dựng lò và đốt gạch kiểu mới. Vừa cười anh vừa nói: Ngày đó, khi đưa ra ý định xây lò, đốt gạch cả thôn cả xã ai cũng bảo mình “điên”.

Từ trước đến giờ, ai cũng bảo làm gạch là vất vả nhất trong các nghề “nhất thổ, nhì mộc”. Vậy mà, từ một kỹ sư điện, từng làm việc ở nước ngoài, công việc sạch sẽ, có nhà ở thành phố không ở, anh lại tìm về làng ra ở chỗ đồng không mông quạnh, “vày đất”. Đúng là “bỏ chỗ sáng, về chỗ tối”.

Nhưng, mặc cho mọi lời ngăn cản, Doãn vẫn quyết tâm thực hiện ý tưởng của mình. Anh lên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội tìm hiểu kỹ thuật xây dựng lò đốt gạch kiểu mới, rồi “lần mò” về ăn ngủ với các chủ lò gạch đốt theo kiểu mới ở Hải Dương để xem họ đốt gạch như thế nào?

Mày mò, học hỏi, làm thử tại các lò gần 3 tháng, đến tháng 4 - 2009, với số vốn tự có, cộng với đi vay, Doãn đứng ra xây dựng lò gạch với tên đầy đủ: lò công nghệ nung liên tục kiểu đứng với công suất một mẻ gạch nung chỉ bằng thời gian “nấu xong một nồi cơm” tại xã Toàn Thắng với công suất 9 triệu viên/ năm, với số vốn gần 6 tỷ đồng…

Trở thành ông chủ lò gạch

Cứ tưởng “dễ ăn” nhưng bắt tay vào làm Doãn va vấp phải không ít khó khăn, nguy hiểm. Ngày đầu, do người dân chưa hiểu tính ưu việt của lò gạch đốt theo phương pháp mới lên phản đối, cho rằng đốt gạch giữa cánh đồng sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sản xuất, cộng với đường xá đi lại khó khăn, giá cả cũng thất thường.

Nhớ lại sự vất vả của mẻ gạch đầu tiên Doãn chia sẻ, nhiều hôm gạch vừa được công nhân hong khô, đến đêm trời nổi mưa, gió làm tốc mái che ướt sũng hết gạch mộc, than chuẩn bị cho mẻ gạch cũng theo nước trôi đi. Nếu không vì kiên trì và quyết tâm thì chắc mình cũng bỏ chạy rồi.

Cũng từ những khó khăn ban đầu, quyết tâm chinh phục mỏ “vàng đen” ngày càng tăng lên. Rồi, anh quyết định vay mượn đầu tư, đắp bờ bao chống lụt, xây dựng luống để gạch kiên cố, cải tạo lại đường giao thông để đưa xe cơ giới vào tận cửa lò gạch.

Vì là lò gạch đốt theo kiểu mới, tiết kiệm được 40% lượng than so với lò gạch thủ công, lại sử dụng máy móc toàn phần, có hệ thống xử lý khí thải khép kín, không gây ô nhiễm môi trường, giảm được tiếng ồn, khói bụi và độ nóng, người lao động không vất vả như làm gạch kiểu thủ công, từ đó anh được người dân đồng tình ủng hộ.

Học hỏi được từ một vài mẻ gạch đầu tay, cộng với nhu cầu xây dựng của người dân thành phố và các tỉnh lân cận ngày một tăng, lò gạch của Doãn liên tục đỏ lửa, với những mẻ gạch bảo đảm chất lượng, sản xuất ra đến đâu là tiêu thụ hết đến đó.

Từ thành công của lò gạch tại xã Toàn Thắng, Doãn tiếp tục đầu tư xây thêm lò gạch công nghệ nung liên tục kiểu đứng thứ 2 tại xã Tiên Minh với công suất 18 triệu viên/ năm, với giá trị hơn 15 tỷ đồng bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 3-2012.

Hiện cả hai lò gạch tạo việc làm cho 150 lao động tại địa phương với thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/người/ tháng. Mô hình sản xuất gạch không khói, công ngệ cao được thành phố, huyện đánh giá cao trong việc sản giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất gạch tại địa phương.

Ngoài ra, anh còn tích cực tham gia công tác Hội Liên hiệp thanh niên của huyện, đặc biệt trong công tác đền ơn đáp nghĩa, Nhân đạo từ thiện, các hoạt động phong trào do tổ chức Đoàn phát động.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Doãn cho biết: Sau khi lấy đất đóng gạch xong, toàn bộ diện tích của 2 lò gạch mình sẽ cải tạo, đầu tư trồng cây ăn quả và nuôi cá. Anh hy vọng sẽ xây dựng mảnh đất “khó” này thành một địa điểm du lịch sinh thái, du lịch miệt vườn nổi tiếng tại huyện Tiên Lãng.

Theo Đoàn thanh niên

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG