Kỹ năng ngoại ngữ và hòa nhập văn hóa - Hai điều cần có trước khi du học

0:00 / 0:00
0:00
Mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 học sinh ra nước ngoài du học, nhưng phần lớn trong số họ chưa từng “tiền trạm” để tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa hay “nhúng” mình vào môi trường ngôn ngữ bản địa trước khi “đặt cược” tương lai trong việc chọn nghề, chọn trường đại học đầy tốn kém.

Vậy thì, chúng ta – những bậc Phụ huynh tầm nhìn rộng có cách nào giúp con “thực mục sở thị” trước khi ra quyết định du học 4-5 năm hay không ?

Hiện nay, phần lớn học sinh nước ta chọn các nước nói tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn để du học…Ngoại ngữ là kỹ năng bao hàm cả nghe, nói, đọc, viết. Phần lớn học sinh nước ta đều yếu kỹ năng nghe, nói. Các bạn học luyện thi IELTS, có bạn điểm khá cao (6,5 - 7,5), nhưng khi ra nước ngoài thì nhiều bạn hạn chế khả năng nghe nói 30-50%. Trong khi ở giảng đường với hàng trăm sinh viên bản địa, chắc chắn sinh viên Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong học tập năm đầu tiên.

Kỹ năng ngoại ngữ và hòa nhập văn hóa - Hai điều cần có trước khi du học ảnh 1

Du học sinh Việt Nam tham gia chương trình "du học trao đổi văn hóa" tại nước ngoài

Làm sao để thông thạo nghe nói ngoại ngữ ?. Tôi nghĩ, cách tốt nhất là “nhúng” bạn trẻ vào môi trường văn hóa bản xứ trong vòng 6-12 tháng. “Nhúng” bằng cách nào?

Lựa chọn chương trình “Du học trao đổi văn hóa quốc tế” để sống cùng gia đình bảo trợ bản xứ và học trường công với 100% học sinh bản ngữ là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Chương trình này mang lại 4 lợi ích cốt lõi như sau:

1. Cải thiện các kỹ năng ngoại ngữ: Bạn trẻ không còn là một vị khách nữa mà đã trở thành thành viên gia đình thực sự, hòa vào cuộc sống gia đình chủ, trải nghiệm lối sống địa phương và truyền thống văn hóa ở đó. Học sinh sẽ tự đến trường tham gia vào quá trình học tập một cách bình thường cùng học sinh nước sở tại, gặp gỡ thêm các bạn nước khác trên thế giới. Học sinh sống và học tập trong một môi trường hoàn toàn xa lạ nhưng tinh khiết, nghe ngoại ngữ hàng ngày, nói, đọc và viết một cách tự nhiên. Điều đó sẽ giúp học sinh làm chủ khả năng ngôn ngữ tại nước mình đến giao lưu sau khi kết thúc chương trình.

2. Cải thiện khả năng học tập: Tiếp cận phương pháp giáo dục tiên tiến của phương Tây để nâng cao chất lượng tổng thể cho học sinh, nhấn mạnh tư duy độc lập, linh hoạt trong việc sử dụng các kiến thức, trong đó cải thiện sự hiểu biết và khả năng tự học.

3. Tăng tính độc lập của của bạn trẻ: Theo quy định, học sinh sẽ sống một năm trong gia đình bảo trợ bản xứ tình nguyện. Bạn trẻ sẽ tự chăm sóc bản thân, khả năng sống độc lập, tự vượt qua khó khăn và giải quyết vấn đề của chính mình.

4. Mở rộng tầm nhìn để trở thành công dân toàn cầu: Trong quá trình trao đổi văn hóa một học kỳ hoặc một năm học, tổ chức nước chủ nhà sẽ sắp xếp cho học sinh tham gia các chuyến tham quan ngoại khóa, thể thao, các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí và mở rộng tầm nhìn.

Kỹ năng ngoại ngữ và hòa nhập văn hóa - Hai điều cần có trước khi du học ảnh 2

Du học sinh Việt Nam tham gia chương trình "du học trao đổi văn hóa" tại nước ngoài

Ngoài việc nâng cao kỹ năng ngoại ngữ, chương trình còn giúp các em hòa nhập văn hóa sớm, tránh sốc văn hóa. Phần lớn Phụ huynh nước ta cho rằng, chương trình trao đổi văn hóa chỉ có đến Mỹ. Hiện nay chương trình đã kết nối 6 trên 7 châu lục, phát triển thành mạng lưới rộng lớn với gần 60 quốc gia, như: Mỹ, Úc, New Zealand, UK, Canada, Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Phần Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brasil, Argentina.

Có 5 loại chương trình khác nhau để học sinh lựa chọn theo từng nước, ngôn ngữ và nhu cầu:

1. Trao đổi văn hóa và hoàn tất chương trình PTTH: Chỉ phù hợp với học sinh nào đã cơ bản thông thạo ngôn ngữ nước đến và tham gia vào chương trình học tập tại trường trung học cùng học sinh bản xứ. Đây là cách tốt nhất để giúp bạn trẻ chuẩn bị hành trang du học bậc đại học

2. Trao đổi văn hóa và nâng cao trình độ ngoại ngữ: Không gì nhanh nhất để thông thạo ngoại ngữ bằng cách bằng cách “nhúng” mình hẳn vào môi trường văn hóa – ngôn ngữ (nước đến), trải nghiệm sống cùng gia đình bảo trợ bản xứ và học tập với trường lớp 100% học sinh bản ngữ

3. Trao đổi văn hóa, trải nghiệm và học thêm 1 ngoại ngữ mới: Ngoại ngữ càng biết nhiều càng tốt. Vì vậy, có nhiều bạn trẻ thông thạo 3-4 ngôn ngữ thì đây là họ đã học. Vai trò của văn hóa bản xứ cũng đóng góp đáng kể vào vốn sống và từ vựng

4. Trao đổi văn hóa để trải nghiệm nghề, khám phá bản thân về một lĩnh vực chuyên ngành yêu thích nhằm định hướng tài năng (hoặc năng lực) trong bạn. Ví dụ về lĩnh vực chuyên ngành yêu thích như nấu ăn, nhà hàng, làm bánh, nghệ thuật, múa, âm nhạc, thời trang, thể thao….Điều này giúp bạn trẻ xác định năng khiếu và đam mê nghề mà lựa chọn sau khi xong bậc trung học

5. Trao đổi văn hóa và hoạt động tình nguyện quốc tế: Bạn muốn mình có một hồ sơ, lý lịch đẹp nhằm nộp đơn xét cấp học bổng hoặc chỉ muốn mình đóng góp vào sứ mệnh chia sẻ cộng đồng bằng một việc làm tình nguyện ở một quốc gia hay khu vực nào đó.

Youth For Understanding là một tổ chức giáo dục quốc tế phi lợi nhuận ra đời 1951 Washington D.C, Mỹ. YFU đã kết nối 6 trên 7 châu lục, phát triển thành mạng lưới rộng lớn với gần 60 quốc gia thành viên, phục vụ hơn 300.000 HSSV. Sứ mệnh của YFU là nâng cao sự hiểu biết giữa các nền văn hóa, sự tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm đối với xã hội thông qua những trao đổi mang tính giáo dục dành cho thanh thiếu niên, gia đình và cộng đồng.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.