Kỳ bí 'báu vật' của bản làng

TPO - Chẳng biết những cây thị cổ thụ có từ bao giờ, người dân bản Nật Trên (xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) chỉ biết khi sinh ra những cây thị này đã sừng sững trong bản. Mỗi năm, dân bản thường nghỉ 2 ngày để làm mâm dâng lễ bên cây thị.

Clip: Những cây thị cổ thụ được dân bản xem là “báu vật” ở miền Tây xứ Nghệ

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 1

Già làng Lô Xuân Thái (trú bản Nật Trên, xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) cho biết, 3 cây thị lớn nằm ở trung tâm bản Nật Trên được chia làm 3 góc hình tam giác.

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 2

Ông Thái nói không biết những cây thị này đã trải qua bao đời người. Ông chỉ biết rằng, từ khi còn nhỏ đã thường chơi đùa, trốn nắng dưới tán những cây thị cổ thụ này. Đến nay, 2 trong số 3 cây vẫn còn sức sống rất mãnh liệt.

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 3

“Cây thị lớn ở khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng bản, một cây ở phía đối diện và cây còn lại nằm trong vườn nhà dân. Người dân bản ta gọi cây thị trong khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng là “Có Pụ” với hàm nghĩa chỉ cây thiêng. Cây thị cổ thụ cũng được cho là nơi trú ngụ của vị thần cai quản linh hồn của người dân bản Nật Trên ta đó”, ông Thái chia sẻ.

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 4

Cây thị trong khuôn viên nhà văn hóa cộng đồng bản Nật Trên cao khoảng 25m, tán lá xòe rộng hàng chục mét, gốc cây phải cần tới hơn 10 người ôm mới xuể.

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 5

Bên gốc cây người dân xây một miếu thờ nhỏ để thắp hương cầu bình an cho cả dân bản. Theo ông Thái, mỗi năm dân bản thường nghỉ việc nương rẫy trong ngày 20/2 và 15/3 âm lịch để làm lễ cúng.

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 6

Trong những ngày này, mỗi gia đình làm một mâm cúng mang ra miếu thờ của bản cạnh cây thị và dâng lễ để cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt…

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 7

Sau khi làm lễ, bà con tập trung về nhà người đứng đầu bản mở hội rượu cần. Phần hội trong ngày lễ của người dân bản Nật Trên thường diễn ra dưới tán cây thị cổ thụ.

Kỳ bí 'báu vật' của bản làng ảnh 8

Gốc cây thị cổ thụ cần tới sải tay của hàng chục đứa trẻ mới có thể bao quanh. Người dân bản Nật Trên ước tính chúng đã được trồng từ hàng trăm năm trước.

Tin liên quan