Kình ngư mập như cá voi gây tranh cãi tại Olympic Rio 2016

Robel Kiros Habte được cộng đồng mạng xã hội gán cho biệt danh "Robel cá voi", bơi chậm nhất nội dung 100m tự do nam. Anh bị tố là được chọn tham dự Olympic nhờ là con quan chức bơi lội Ethopia.

"Kình ngư Robel Kiros Habte đã chiếm được trái tim của nhiều người hâm mộ tại Rio nhờ vóc dáng hài hước, nhưng anh phải đối mặt với phản ứng cay nghiệt tại Ethiopia. Người hâm mộ quê nhà cáo buộc sự lạm dụng quyền hành của cha anh là lý do duy nhất giúp anh được tới Olympic tranh tài", hãng tin AFP viết.

VĐV 24 tuổi này là con trai của Chủ tịch Liên đoàn bơi lội Ethiopia.

Kình ngư mập như cá voi gây tranh cãi tại Olympic Rio 2016 ảnh 1

Vóc dáng khác biệt hoàn toàn của Robel và gia thế của anh bị cộng đồng mạng đem ra chế diễu khi VĐV bơi này tranh tài ở Olympic 2016.

Anh có thành tích tồi nhất trong số 59 VĐV tham gia vòng loại nội dung 100m tự do hôm thứ năm 11/8. Anh hoàn tất phần thi chậm hơn người đứng áp chót tới gần nửa vòng bơi.

“Với cái bụng tròn và phệ, Habte như bị mắc kẹt giữa những đợt sóng do các kình ngư hàng đầu thế giới tạo ra. Nhưng nhờ thế, anh được cư dân mạng xã hội đặt cho biệt danh trìu mến là 'Robel cá voi”, AFP bình luận thêm.

Ethiopia là quê hương của nhiều VĐV điền kinh hàng đầu thế giới. Vì vậy đông đảo người hâm mộ ở quốc gia này bày tỏ thái độ phản đối khi một VĐV kém trình độ như Habte lại giành được một suất tranh tài ở Olympic.

“Robel là một nhân vật đại diện cho sự phân biệt đối xử, thiên vị, bất tài mà chúng tôi đang chiến đấu chống lại”, một người hâm mộ Ethiopia chỉ trích trên Twitter.

“Ít nhất thì anh ta đã không bị chìm ở bể bơi”, một CĐV khác bình luận.

“Thật buồn khi chúng ta có quá nhiều những VĐV kiểu như Robel. Và giờ chính là thời điểm để tất cả nhận thấy rõ vì sao mọi người ở Ethiopia lại tức giận và thất vọng với hệ thống thể thao quốc gia”, người hâm mộ có nick Seble T nhận xét.

Kình ngư mập như cá voi gây tranh cãi tại Olympic Rio 2016 ảnh 2

Robel (trong vòng tròn đỏ) có lúc bị các đối thủ bơi cùng bỏ xa tới nửa chiều dài bể.

Nhưng Habte thậm chí còn là VĐV có vinh dự mang quốc kỳ Ethiopia trong lễ khai mạc Olympic hôm 5/8. Nhiều người hâm mộ đã chỉ trích đó là sự lựa chọn xúc phạm tới niềm tự hào của thể thao Ethiopia dành cho những VĐV chạy hàng đầu thế giới có mặt trong đoàn diễu hành khai mạc.

Vòng loại 100m tự do ở Rio 2016 mới là giải đấu quốc tế chính thức đầu tiên mà Habte được quyền tham dự.

Thành tích yếu kém của VĐV này không gây bất ngờ cho giới chuyên môn, bởi bơi không phải là môn thể thao mạnh truyền thống của Ethiopia - quốc gia không có bể bơi nào có kích cỡ đạt chuẩn Olympic.

Trước cơn bão chỉ trích từ quê nhà, Habte trả lời các phóng viên với giọng bị cho là thách thức: “Tôi không biết vì sao hôm nay tôi bơi chậm hơn so với thành tích trước đó của bản thân. Nhưng tôi kết thúc cuộc thi ở vị trí nào không phải là điều quan trọng”.

Kình ngư mập như cá voi gây tranh cãi tại Olympic Rio 2016 ảnh 3

Robel cho rằng anh chỉ bị loại vì thi đấu trong ngày xấu trời, và vẫn tự hào vì là VĐV bơi Ethiopia đầu tiên dự Olympic 2016. Ảnh: Reuters.

“Ethiopia không có bất kỳ HLV bơi chuyên nghiệp nào, nhưng tôi muốn làm một điều gì đó khác biệt. Đa số mọi người ở Ethiopia chạy sau khi thức dậy vào buổi sáng, còn tôi thích bơi. Tôi cũng chạy khi tập luyện thể lực, nhưng tôi muốn trở thành một VĐV bơi Olympic. Ở Ethiopia ngoài tôi chẳng có ai là VĐV bơi Olympic”, Habte nói thêm.

Theo Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.