> Cặp song sinh 9X người Việt đẹp nổi tiếng tại Nhật
"Nếu không có cơ hội đi du học để được trải nghiệm cuộc sống ở đây, có lẽ tôi đã không có được sự trưởng thành như ngày hôm nay”, Hồng Anh, một du học sinh cho biết khi kể về những ngày cô đi du học ở Australia. Đối với Hồng Anh hay bất kỳ một du học sinh Việt Nam nào ở Australia, việc vừa đi học vừa đi làm thêm dường như đã trở thành điều tất yếu, đồng thời giúp các bạn tích lũy được rất nhiều kiến thức quý báu từ trường đời.
Rất nhiều thế hệ du học sinh Việt Nam đã trưởng thành hơn, tự tin hơn trong môi trường học tập tại Úc. |
Đi làm thêm để trang trải học phí và sinh hoạt phí
Hồng Anh được bố mẹ đưa sang Australia học sinh từ Việt Nam sang nơi đất khách quê người, Hồng Anh quyết định tìm cho mình một công việc làm thêm để trang trải cuộc sống. Và công việc cô chọn là làm nhân viên cho một cửa hàng tạp hóa ở Sydney. Theo quy định của Chính phủ nước này, mức lương tối thiểu cho một người làm được phải là 15 AUD/giờ. Tuy nhiên, do chưa thành thạo tiếng Anh nên chủ cửa hàng chi trả lương bằng một nửa so với quy định mà Chính phủ Australia đưa ra, nghĩa là Hồng Anh lúc đó chỉ được trả 8 AUD cho một giờ bán hàng.
Dù vậy, cô cũng như nhiều du học sinh mới tới đất nước xa lạ này đều phải chấp nhận mức lương đó. Tính sơ sơ, số tiền cô kiếm được khoảng 300 AUD/ tuần cũng đủ để trang trải cho cuộc sống sinh hoạt. Bởi với tổng chi phí trả cho ở trọ là 170 - 180AUD/ tuần, cộng với tiền ăn uống, sinh hoạt khoảng hơn 100 AUD/ nữa, coi như đủ "ngốn” hết 300 AUD mà Hồng Anh kiếm được trong một tuần làm thêm.
Cũng giống như Hồng Anh, Minh Khoa cũng vừa học tại khoa thiết kế đồ họa trường RMIT vừa tranh thủ đi kiếm việc làm thêm. Khoa đang phục vụ chạy bàn ăn cho một quán phở của người Việt ở Australia. Tuy nhiên, anh chỉ phụ giúp vào hai ngày cuối tuần, các ngày còn lại, Khoa tập trung cho việc học vì mục đích của anh là phải thành đạt trong ngành thiết kế, bởi đó là mơ ước của Khoa từ nhỏ. "Với một tuần hai buổi làm ở quán phở, tôi kiếm được khoảng 200 AUD, vị chi một tháng được khoảng 800 AUD. Trang trải tiền nhà, tiền ăn, ở, tôi vẫn đề dành ra được một chút ít, không phải làm phiền đến gia đình”, Khoa tâm sự.
Có một đặc điểm là, đa phần các du học sinh Việt Nam ở Australia rất chăm chỉ, dù là học sinh đi theo diện nào (được học bổng hay tự túc) các du học sinh đều mong muốn có thể tự đi làm để có thể trang trải cho việc học tại đây. Chính bởi vậy, người Australia và kể cả các Việt kiều ở nước này rất quý các du học sinh Việt Nam.
Nhận lương sẽ thông qua hệ thống ngân hàng
Chính phủ Australia cũng có quy định rằng, việc trả lương sẽ được thông qua hệ thống ngân hàng với mã số thuế. Tuy nhiên, nhiều chủ sử dụng lao động đã không thực hiện ký hợp đồng mà dùng hình thức trả tiền mặt. Điều này thực sự rất bất lợi cho du học sinh, vì nếu xảy ra những tranh chấp về quyền lợi lao động thì họ sẽ là đối tượng chịu thiệt thòi vì khó có thể khiếu nại với cơ quan chức năng.
Dù vậy, các bạn trẻ Việt Nam ở nới này vẫn rất cần mẫn, chịu khó với những công việc mình đã lựa chọn, họ không ngại việc, ngại khó, bởi theo họ một đô la Australia họ làm ra thật đáng quý, vì đó là bao mồ hôi công sức, và có cả nước mắt. Và cái được lớn nhất chính là họ tích lũy được kinh nghiệm sống từ trường đời, hiểu và nâng cao được khả năng giao tiếp, ứng xử với người bản xứ.
Theo Minh Liên
Đại đoàn kết