Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19

TPO - Sau khi gỡ bỏ giãn cách xã hội, trong khi các cửa hàng phục vụ ăn, uống bình dân tấp nập phục vụ khách thì hàng loạt cửa hàng kinh doanh quy mô lớn tại các tuyến phố trung tâm của Hải Phòng phải “ngậm ngùi” trả mặt bằng.
Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 1

Theo ghi nhận của Tiền Phong ngày 9/5, người dân Hải Phòng tất bật xuống phố dạo chơi để tận hưởng cuối tuần đầu tiên sau khi gỡ bỏ giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 2

Các điểm kinh doanh ăn uống thu hút đông người dân tập trung từ sáng sớm, nhiều cửa hàng phải huy động thêm bàn ghế nhựa để phục vụ thực khách. Trong đó, các điểm đông khách đa số là các quán ăn sáng, cà phê, trà cúc bình dân.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 3

Anh Nguyễn Tiến Đức (chủ quán cà phê trên đường Nguyễn Bình, quận Lê Chân, Hải Phòng) chia sẻ: “Sau khi thành phố cho phép hoạt động trở lại, quán tôi kinh doanh khá tốt, lượng khách ổn định thậm chí nhiều hôm còn có doanh thu tốt hơn trước. Hơn nữa do mặt bằng quán thuê giá không cao nên dịch bệnh cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc kinh doanh”.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 4

Trái với hình ảnh khách hàng ra vào tấp nập tại các hàng quán quy mô nhỏ, các cửa hàng kinh doanh đồ ăn, trà sữa, quần áo tại các tuyến phố trung tâm như Trần Phú, Lạch Tray, Nguyễn Đức Cảnh, Mê Linh,... đồng loạt trả mặt bằng. Đa số các mặt bằng này đều có mức thuê với giá cao, dao động từ 10 – 30 triệu đồng/tháng.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 5

Riêng trên tuyến đường Mê Linh (quận Lê Chân, TP Hải Phòng) nằm ở khu vực trung tâm thành phố, có gần chục cửa hàng dán giấy cho thuê cửa hàng. Theo người dân sinh sống trên cùng tuyến đường Mê Linh cho biết, sau khi gỡ bỏ giãn cách xã hội nhiều cửa hàng đóng cửa luôn và trả mặt bằng kinh doanh.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 6

“Các cửa hàng thi nhau trả mặt bằng do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến các tuyến phố trung tâm giờ vắng vẻ, ảm đạm hơn nhiều. Tiền mặt bằng ở khu vực trung tâm khoảng 10 – 30 triệu đồng/tháng nên nhiều người kinh doanh không thể trụ khi dịch kéo dài mấy tháng trời” cô Lê Thị Anh (trú đường Trần Phú, Hải Phòng) chia sẻ.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 7

Một người kinh doanh trên đường Trần Phú (TP Hải Phòng) cho biết: “Buôn có hội bán có phường nên người làm kinh doanh như chúng tôi cũng hay chia sẻ, trao đổi với nhau. Thời gian dịch bệnh thực sự khó khăn nên nhiều người kinh doanh không trụ nổi. Không riêng thời gian giãn cách xã hội mà trước đó đã gặp muôn vàn khó khăn. Khi dịch bùng phát, biên giới đóng cửa khiến nguồn hàng khan hiếm rồi thêm áp lực chi phí, mặt bằng nên ai nấy cũng chỉ biết động viên nhau cố vượt qua”.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 8

Ghi nhận thêm tại các trung tâm thương mại lớn của Hải Phòng, các rạp chiếu phim như CGV, Lotte Cinema, Galaxy đồng loạt mở cửa phục vụ trở lại từ ngày 9/5 tuy nhiên lượng khách xem phim vào buổi chiều cùng ngày khá thưa thớt.

Kinh doanh ở Hải Phòng: 'Kẻ khóc, người cười' sau dịch COVID-19 ảnh 9

Khu vui chơi dành cho trẻ em tại trung tâm thương mại vẫn đóng cửa chưa hoạt động trở lại.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.