Kiến nghị cách thẩm định SGK của GS Hồ Ngọc Đại: Bộ trưởng GD&ĐT sẽ trả lời?

Giáo viên tại Vĩnh Phúc trong một giờ dạy Tiếng Việt 1 - công nghệ
Giáo viên tại Vĩnh Phúc trong một giờ dạy Tiếng Việt 1 - công nghệ
TP - Ngày 24/9, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Thái Văn Tài, quyền Vụ trưởng vụ giáo dục tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Khi nhận được bản kiến nghị của Trung tâm Giáo dục công nghệ, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo trả lời theo đúng nội dung kiến nghị.

Theo ông Tài, đến sáng qua đơn vị vẫn chưa tiếp nhận bản kiến nghị chính thức của Trung tâm giáo dục Công nghệ, mọi thông tin Vụ mới chỉ tiếp nhận qua báo chí.

Ông Tài cho rằng Bộ GD&ĐT và Hội đồng thẩm định đang thực hiện theo đúng quy định. Luật quy định SGK là tài liệu cụ thể hoá chương trình, tài liệu để làm chương trình đều phải thông qua Hội đồng thẩm định quốc gia và thực hiện đúng theo mạch nội dung được quy định trong chương trình về cấu trúc, cách thể hiện nội dung.

Cũng theo ông Tài, Hội đồng thẩm định gồm những người đang cùng tác giả “nhặt sạn” cho SGK, làm cho SGK đúng với chương đổi mới giáo dục và cuối cùng là người học được thụ hưởng. Trong hàng trăm tác giả và nhóm tác giả viết SGK đến thời điểm này Bộ GD&ĐT chưa nhận được phản ánh nào về cách làm việc của Hội đồng thẩm định trừ phản ứng từ Trung tâm Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.

Đến thời điểm này, trong 60 bộ sách duy mới chỉ có thông tin bộ sách Tiếng Việt 1, Toán 1 - công nghệ của GS Hồ Ngọc Đại bị loại. Điều đáng nói ở đây, bộ sách của GS Đại có lịch sử 40 năm thực nghiệm trong thực tiễn, qua 3 lần thẩm định và được gần 50 tỉnh lựa chọn, sử dụng giảng dạy vẫn bị loại thẳng tay.

Cô giáo Nhung, Trường tiểu học Bùi Viết Xuân, huyện Đắk Mil (Đắk Lăk) cho biết, đây là một trong những trường đầu tiên dạy tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ đến nay tròn 6 năm. Theo cô, sách có nhiều ưu điểm: Những bài tập đọc rất hay, các bài điền từ trong chỗ trống cuốn hút học sinh, sau khi học các em nắm chắc ngữ pháp, chính tả.

Tuy nhiên, để đáp ứng chương trình mới cần có điều chỉnh vì cũng có một số nội dung giáo viên thấy chưa phù hợp với sức học của các em. Cô Nhung cho biết thêm, ngoài những ưu điểm, Sách Tiếng Việt 1 - công nghệ còn một số nhược điểm như thiết kế bài học dài, giáo viên dạy vất vả, một số từ quá sức với học sinh như: “Xiết nợ”, “Keo kiệt”; “Hàng cá nguýt hàng thịt”… “Với những ưu, nhược điểm đó, nếu có sự chỉnh sửa để tiếp tục dạy học cũng sẽ rất hay”, giáo viên này nói.

Phó Giám đốc sở GD&ĐT một địa phương áp dụng dạy học chương trình Tiếng Việt 1 - Công nghệ nhiều năm nay cho biết, khi địa phương bắt đầu áp dụng dạy học một số phụ huynh băn khoăn về tính hiệu quả. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hiện Sở đánh giá, đây là phương pháp dạy học có nhiều ưu điểm, trước khi áp dụng phải tập huấn cho giáo viên kỹ nên không gặp khó khăn, học sinh tiến bộ nhiều mặt.

Vị này bày tỏ hy vọng, thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cũng nên tính đến yếu tố kế thừa: “Khi thực hiện đổi mới, một chương trình nhiều bộ SGK thì chương trình là pháp lệnh, SGK sẽ là tài liệu dạy học. Do đó, tài liệu nào có những mặt ưu điểm vượt trội, được thực tiễn khẳng định cũng không nên loại bỏ mà tính đến yếu tố kế thừa”.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.