Kiểm soát lái xe ngủ gật

Xe khách Phú Quý (Hà Tĩnh) mất phanh vẫn phóng ẩu gây tai nạn ngày 5-7, khiến 1 người chết, 22 người bị thương Ảnh: Minh Thùy
Xe khách Phú Quý (Hà Tĩnh) mất phanh vẫn phóng ẩu gây tai nạn ngày 5-7, khiến 1 người chết, 22 người bị thương Ảnh: Minh Thùy
TP - Sau nhiều cuộc họp mổ xẻ nguyên nhân tai nạn giao thông (TNGT) do xe khách đường dài, xảy ra liên tiếp cuối tháng 6, đầu tháng 7 này, Bộ GTVT cho biết, nguyên nhân chủ yếu do lái xe đường dài ngủ gật.

> TPHCM: Mũ bảo hiểm dỏm vẫn tràn lan
> Ám ảnh hội chứng va quệt

Xe khách Phú Quý (Hà Tĩnh) mất phanh vẫn phóng ẩu gây tai nạn ngày 5-7, khiến 1 người chết, 22 người bị thương Ảnh: Minh Thùy
Xe khách Phú Quý (Hà Tĩnh) mất phanh vẫn phóng ẩu gây tai nạn ngày 5-7, khiến 1 người chết, 22 người bị thương.
Ảnh: Minh Thùy.
 

CSGT phải đánh thức tài xế

Trao đổi với Tiền Phong, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ GTVT) Trần Ngọc Thành cho biết: “Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng đã triệu tập các cơ quan có liên quan họp liên tục. Đánh giá chung, nguyên nhân chính gây nên các vụ TNGT nghiêm trọng gần đây chủ yếu do lái xe.

Tại sao TNGT lại thường xảy ra vào tầm 5-7h sáng, lại tập trung ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế... Xét về mặt hành trình chạy xe, đó là lúc lái xe mệt mỏi nhất sau một chặng đường liên tục lái ban đêm, nên dễ ngủ gật. Hơn nữa, lái xe phải phóng nhanh, vượt ẩu để tranh giành bắt khách dọc đường”.

Chuyện tài xế xe khách mệt mỏi ngủ gật, cách đây không lâu, phóng viên Tiền Phong chứng kiến CSGT Thanh Hóa xử lý một vụ việc khôi hài. Tài xế một xe khách buồn ngủ tới mức, đang chạy giữa đêm khuya dừng lại giữa đường để ngủ, đèn xe pha vẫn bật sáng.

Nhiều xe khác lưu thông suýt đâm vào xe này do nghĩ xe đang chạy. CSGT đã phải lên xe đánh thức tài xế dậy. Tuy nhiên đi được một đoạn, tài xế này lại dừng xe giữa đường ngủ tiếp và CSGT phải thêm nhiều lần đánh thức, anh ta mới tỉnh ngủ hẳn để tiếp tục hành trình. “Luật quy định, tài xế xe khách không được lái liên tục quá 4 tiếng, không được lái quá 10 giờ mỗi ngày, nhưng thực tế khó kiểm soát”, ông Thành nói.

Đáng lưu ý, trong 5 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng được Bộ GTVT nêu gần đây, thì có 4 vụ xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh. Trong số này cũng chủ yếu là xe của doanh nghiệp thuộc địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, nơi có nhiều xe khách giường nằm được dán đề can quảng cáo “hàng không mặt đất”, “Boeing mặt đất”...

Chiều 28-7, PV Tiền Phong liên lạc với Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Bảo để hỏi vì sao TNGT nghiêm trọng liên tục xảy ra trên địa bàn. Ông Bảo nói: “Nguyên nhân do tài xế chạy về đến địa bàn Hà Tĩnh là mệt mỏi lắm rồi. Tuyến đường quốc lộ 1 chạy qua Hà Tĩnh lại dài nhất so với các tỉnh khác (128 km). Chúng tôi xử lý mạnh đấy chứ, tập trung vào xe khách, xe container và mô tô, xe máy”.

Có lẽ ông Bảo quên rằng, Thanh Hóa cũng có tuyến đường quốc lộ thuộc hàng dài nhất cả nước chạy qua tỉnh. Dài đến nỗi, CSGT tỉnh này thường bố trí 2 trạm kiểm soát lớn ở hai đầu tỉnh, nhưng Thanh Hoá không bị Bộ GTVT “điểm mặt”.

Kiểm soát xe chạy đường dài

Ngày 26-7, Bộ GTVT có công văn hỏa tốc gửi Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và các sở GTVT, “điểm mặt” bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Hưng Yên, Bình Định, Lâm Đồng, những tỉnh xảy ra nhiều vụ TNGT nghiêm trọng, trên cơ sở đó yêu cầu kiểm tra ngay các đơn vị vận tải có phương tiện xảy ra tai nạn. Đồng thời, yêu cầu kiểm tra doanh nghiệp vận tải trong địa bàn và báo cáo Bộ trong tháng 8 tới đây.

Theo ông Trần Ngọc Thành, giải pháp trước mắt để kiềm chế những vụ tai nạn nghiêm trọng, lực lượng công an phải tăng cường kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp tài xế chạy quá giờ quy định, dừng bắt khách dọc đường.

Về mặt tổ chức vận tải, Bộ GTVT đã yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam tổng hợp và báo cáo Bộ số lượng đơn vị kinh doanh vận tải khách liên tỉnh có các tuyến cự ly trên 1.000 km, số lượng chuyến xe có cự ly trên 1.000 km; các sở GTVT báo cáo số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc địa bàn quản lý có các tuyến vận tải khách liên tỉnh cự ly từ 300 km trở lên, số lượng chuyến xe có lộ trình trên quốc lộ 1.

Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả. Thanh tra giao thông các tỉnh cũng được yêu cầu rải tới các điểm giao thông tĩnh để kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Bộ GTVT thống kê có tới 80% số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng do xe khách gây ra, chủ yếu là xe tư nhân; 97% số vụ do vi phạm tốc độ, đi không đúng phần đường, thiếu chú ý quan sát. Trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước xảy ra 23.065 vụ tai nạn, làm chết 5.662 người, bị thương 25.662 người.

 

Tai nạn chực chờ trên quốc lộ 51

Mỗi ngày có hơn 66 ngàn lượt xe lưu thông trên quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), vượt nhiều lần so với thiết kế của tuyến đường này. Năm 2010, trên 40 km tuyến quốc lộ 51 qua Đồng Nai xảy ra 132 vụ tai nạn giao thông, làm chết 44 người, bị thương 133 người.

Ông Võ Văn Sáng, Phó giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai, cho biết, việc thi công mở rộng quốc lộ 51 hơn 2 năm qua chưa đảm bảo an toàn một phần do chủ đầu tư chỉ đạo chưa chặt chẽ, tai nạn giao thông một lúc tăng trên 200%.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.