Kiểm điểm Hiệu trưởng và Công an xã

Kiểm điểm Hiệu trưởng và Công an xã
TPO – Sau khi Tiền phong đăng tin “Một HS 10 tuổi hoảng loạn vì  bị nghi lấy 47.800 đồng", chiều 4/4, lãnh đạo huyện Châu Thành (Đồng Tháp) và ngành chức năng đã yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc Hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hiệp 2, Công an xã An Hiệp và những người liên quan.

>> Một HS 10 tuổi hoảng loạn vì bị Hiệu trưởng nghi lấy 47.800 đồng
>> Bạn đọc phẫn nộ về vụ 'hỏi cung' bé gái 10 tuổi

Năm 2002, Huỳnh Thị Ngọc Trâm đoạt giải cuộc thi "Bé khỏe-Bé ngoan" của huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Từ năm vào lớp 1 đến nay là lớp 5, Trâm luôn là học sinh giỏi, được khen thưởng và được bầu làm lớp phó học tập của lớp 5/1 Trường Tiểu học An Hiệp 2.

Chỉ vì nghi ngờ em Huỳnh Thị Ngọc Trâm (10 tuổi) học sinh lớp 5 Trường Tiểu học An Hiệp 2 lấy số tiền nói trên mà Hiệu trưởng nhà trường đã cử một thầy giáo chở em bé này đến Công an xã đưa vào phòng riêng lấy lời khai, viết bản tường trình mà không có người giám hộ.

Bé Trâm sau đó đã rơi vào tình cảnh hoảng loạn, không thể đến trường.

Ông Lê Thành Công – Bí thư Huyện ủy Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết:

Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Đồng Tháp, lãnh đạo huyện Châu Thành chiều nay, 4/4, đã đến thăm, chia sẻ và động viên gia đình cháu Huỳnh Thị Ngọc Trâm, khẳng định hậu quả đáng tiếc là do cá nhân một số người ở trường học và công an xã gây ra.

Cũng trong ngày hôm nay, lãnh đạo huyện Châu Thành và ngành chức năng đã yêu cầu kiểm điểm nghiêm túc đối với hiệu trưởng Trường Tiểu học An Hiệp 2, Công an xã An Hiệp và những người liên quan đến cuộc “điều tra” trái qui định, gây hậu quả nghiêm trọng nói trên.

Bé Trâm vẫn chưa qua được cơn hoảng loạn về tâm lý

Bé Trâm hiện vẫn chưa thể trở lại trường, đặc biệt em vẫn chưa qua được cơn hoảng loạn về tâm lý. 

Năm 2002, Huỳnh Thị Ngọc Trâm đoạt giải cuộc thi "Bé khỏe - Bé ngoan" của huyện Châu Thành (Đồng Tháp). Từ năm vào lớp 1 đến nay là lớp 5, Trâm luôn là học sinh giỏi, được khen thưởng và được bầu làm lớp phó học tập của lớp 5/1 Trường Tiểu học An Hiệp 2.

Trâm đã được chọn vào đội học sinh giỏi của trường chuẩn bị đi thi đố em ở huyện. Nhưng sau sự việc xảy ra ngày 14/3 đến nay, Trâm không dám đến trường, không dám đến chỗ đông người.

Trâm là con của một gia đình nghèo, cha mẹ đi làm mướn kiếm sống. Nhà Trâm rất gần trường nhưng khi việc mất tiền xảy ra, nhà trường không liên hệ với cha mẹ của Trâm mà chở thẳng lên công an xã để "hỏi cung".

Sau khoảng 2 giờ ở công an xã, về nhà Trâm ôm mẹ khóc thét lên. Mẹ của Trâm là chị Nguyễn Thị Nga gặng hỏi, khi biết chuyện thì quá uất ức, vốn sẵn bệnh trong người, chị ngất xỉu.

Hàng xóm chạy qua cứu giúp chị và báo cho cha của Trâm đang làm mướn chạy về. Sau đó có giáo viên của trường và bạn trong lớp đến thăm Trâm, rủ Trâm đi học nhưng Trâm không dám đi. Thậm chí nghe tiếng xe máy vào nhà là Trâm lấy mền trùm kín đầu, hỏang hốt la lên "công an đừng bắt con".

Cha mẹ của Trâm nói: Dù phận nghèo nhưng trước nay vẫn sống trong sạch và dạy con sống trong sạch. Từ ngày Trâm hoảng loạn, cha mẹ Trâm không đi làm mướn được, phải mượn tiền lối xóm lo cho con và sinh sống nên cuộc sống càng khó khăn.

Tuy nhiên nỗi lo kinh tế không thấm vào đâu so với nỗi lo làm sao cho Trâm hết hoảng loạn, hết sợ công an, hết sợ thầy chở đi đến công an, hết sợ đám đông quá nặng nề.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG