Kì lạ hồ bắt lửa ở Ấn Độ

Kì lạ hồ bắt lửa ở Ấn Độ
TPO - Dù nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, một số nơi thuộc thành phố Bangalore (phía Nam Ấn Độ) trông như được phủ tuyết. Tuy nhiên, đó không phải tuyết thực sự, mà là một loại bọt độc tràn ra từ hồ nước ô nhiễm.

Với diện tích 9000 mẫu Anh, hồ Bellandur được cho là lớn nhất thành phố, và cũng là hồ ô nhiễm nhất. Trong nhiều thập kỷ, hồ là nơi chứa nhiều hóa chất, chất thải chưa được xử lý. 

Mỗi khi trời mưa, hồ lại sủi bọt thành những lớp bọt dày như bọt cạo râu. Bọt này chứa các chất thải như dầu, mỡ, chất tẩy. 

Đôi khi lớp bọt trong hồ này bắt lửa, nên ngoài cái tên Bellandur, người ta còn gọi là hồ bốc cháy. Nơi đây trở thành một điểm tham quan hiếm có trên thế giới

Kì lạ hồ bắt lửa ở Ấn Độ ảnh 1
Kì lạ hồ bắt lửa ở Ấn Độ ảnh 2
Nhiều người dân địa phương đang cảm thấy lo lắng với các hiện tượng kì lạ này. "Mỗi khi trời mưa, lượng bọt trong hồ không ngừng tăng cao và trở nên nguy hiểm. Visruth, một người dân sống cách hồ 30 mét cho biết, "Bọt làm hạn chế tầm nhìn, gây cản trở các phương tiện qua lại và bốc mùi hôi thật kinh khủng. Ôtô và xe đạp di chuyển qua đây đều bị lớp bọt phủ kín.

Đối với ông Mohammad Attaulla Khan, một người dân lớn lên ở vùng hồ này, cảnh hồ bốc cháy hồi tháng Năm năm nay sẽ trở thành ký ức khó quên. 

Không phải ngày nào hồ cũng có thể bốc cháy, song đã đến lúc, người dân nơi đây cần hiểu rõ được họ đang phải đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng và có thể gây nguy hiểm đến cuộc sống hàng ngày của họ. 

Kì lạ hồ bắt lửa ở Ấn Độ ảnh 3
Ông TV Ramachandra, một trong những nhà khoa học môi trường hàng đầu của thành phố, đã đệ trình một báo cáo cho chính quyền vào tháng Sáu, sau khi lửa bốc cháy ở hồ. 
Báo cáo của ông chỉ sự nguy hiểm của lớp bọt trắng này, chúng có thể bắt lửa bất kì lúc nào. Nếu không cẩn thận, chỉ cần một tàn thuốc lá nhỏ cũng có thể khiến hồ bốc cháy.

Kì lạ hồ bắt lửa ở Ấn Độ ảnh 4

Hiện tại, chính quyền địa phương chưa có nhiều giải pháp đưa ra để giải quyết tình hình. Tình trạng ô nhiễm ngày càng tăng cao trong suốt 2 thập kỷ qua. Hiện tượng bọt khí này cũng đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân địa phương khi họ tiếp xúc với lớp bọt khi đi qua hồ.

Ông Ramachandra cho biết, sau khi ông và học sinh của mình từ Viện Khoa học Ấn Độ đến hồ để thu thập mẫu bọt nghiên cứu, một số người đã bị nổi các nốt đỏ giống như phát ban. 

Những người dân địa phương sống gần hồ cho biết, họ hay cảm thấy chóng mặt, đau đầu và gặp phải vấn đề về dạ dày - tất cả đều có thể do nguồn nước và lớp bọt ô nhiễm ở hồ gây nên.

Theo ông Siddaramaiah, cán bộ môi trường Nhà nước nói, Chính phủ nước này đã ban hành thông báo cho các cơ quan, thành phố liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để tìm ra biện pháp xử lý nhanh chóng vấn đề bọt ô nhiễm mang lại môi trường trong sạch cho người dân.

MỚI - NÓNG