Khủng hoảng tồi tệ nhất với các nước giàu từ 1980

Khủng hoảng tồi tệ nhất với các nước giàu từ 1980
TPO - Nhiều quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong vòng 25 năm qua, Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) cảnh báo.
Khủng hoảng tồi tệ nhất với các nước giàu từ 1980 ảnh 1
Nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh. Ảnh: AP

OECD còn cảnh báo thêm rằng, tam giác kinh tế thế giới Mỹ, châu Âu và Nhật Bản sẽ còn tiếp tục xuống thấp hơn trong năm tới.

Số người thất nghiệp sẽ tăng thêm 8 triệu, giá nhà giảm ở nhiều quốc gia, rủi ro tài chính sẽ tiếp tục kéo dài, các ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

"Nhiều nền kinh tế của các nước kinh tế phát triển đang bên bờ vực của cuộc khủng hoảng kéo dài chưa từng diễn ra kể từ những năm đầu thập kỷ 1980", Chuyên gia kinh tế của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD ông Klaus Schmidt-Hebbel nhận xét.

Thêm vào đó, việc Tổng thống sắp tới của Mỹ Barack Obama cho ra đời những kế hoạch mới nhằm kích thích tiêu dùng mà theo OECD sẽ đẩy Mỹ vào hoàn cảnh có số nợ quốc gia khổng lồ chưa từng có.

Đó là những thông tin trong báo cáo Economic Outlook (Bối cảnh kinh tế) 2009 mà OECD có đề cập đến 30 quốc gia giàu nhất thế giới chiếm khoảng 60% kinh tế toàn cầu, vừa được công bố.

Ngoài ra, báo cáo cũng đưa ra bối cảnh thị trường lao động ở nhiều quốc gia trong những năm tới. "Số lượng người thất nghiệp trong khu vực OECD có thể tăng thêm 8 triệu trong hai năm tới. Tỷ lệ mất việc tăng lên từ 5,5% đầu năm 2008 lên 7,25% vào năm 2010.

Dự đoán trong năm 2009, kinh tế của các quốc gia phát triển sẽ chậm hơn nữa, Mỹ còn khoảng 0,9%, khu vực châu Âu còn 0,6%, trong khi Nhật Bản là 0,1% và toàn OECD là 0,4%.

Điều tương tự cũng sẽ diễn ra tại Anh Hungary, Iceland, Ireland, Luxembourg, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi các thị trường đang nổi như Trung Quốc, Brazil, Nga và Ấn Độ sẽ trải qua thời kỳ phát triển chậm lại.

Theo OECD dự đoán nếu không có gì tồi tệ hơn thì các quốc gia của OECD sẽ phát triển trở lại trong năm 2010 với Mỹ tăng 1,6%, châu Âu tăng 1,2% còn Nhật Bản tăng 0,6%.

Tuấn Đức
Theo AP/CNN

MỚI - NÓNG