Không thể liên thông dễ dãi

Không thể liên thông dễ dãi
Ông Bùi Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học - Bộ GD-ĐT, cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề liên thông.

> Siết chặt đào tạo liên thông

Ông
Ông Bùi Anh Tuấn. Ảnh: Tuổi Trẻ

Tại sao Bộ GD-ĐT lại phải điều chỉnh quy chế đào tạo liên thông? Thứ nhất, bộ đã khảo sát việc thực hiện chương trình đào tạo liên thông trong các cơ sở giáo dục ĐH 2011-2012. Kết quả cho thấy, chất lượng đào tạo liên thông ở mức cảnh báo.

Cùng được cấp bằng chính quy, nhưng người thi, học ĐH chính quy chất lượng khác hẳn với người học liên thông theo cách thi riêng, học riêng, tốt nghiệp riêng.

Thứ hai, quy chế này bám sát tinh thần Luật giáo dục ĐH mới được ban hành. Liên thông phải được trả lại đúng bản chất là bảo lưu kết quả học tập giai đoạn trước, chứ không phải là cách để các trường tự ý xây dựng riêng một chương trình liên thông với công thức đơn giản: chương trình liên thông là chương trình rút ngắn của đào tạo chính quy.

 Đã có sự buông lỏng quản lý của các cơ sở đào tạo khi nhiều trường đào tạo liên thông mà không xin phép để không phải trải qua khâu phê duyệt chương trình, tự động cắt xén chương trình. Nhiều nơi tổ chức đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học nhưng lại ngang nhiên cấp bằng chính quy 

Ông Bùi Anh Tuấn

Sự dễ dãi của đào tạo liên thông ở nhiều cơ sở đào tạo như ông nói phải chăng đang khiến quy mô đào tạo của nó “phình” ra một cách khó kiểm soát?

Đáng buồn là trong khảo sát của bộ chỉ có bảy trường ĐH đáp ứng các yêu cầu về bảo đảm được chất lượng đào tạo liên thông chính quy. Trên thực tế, có trường muốn đổi chỉ tiêu đào tạo chính quy sang liên thông chính quy.

Mặt khác, chỉ tiêu đào tạo liên thông từ trung cấp, CĐ lên ĐH có giới hạn, nhưng nhiều trường liên thông “chui” khiến số liên thông chính quy lên ĐH đang rất cao, gây mất cân đối lớn trong cơ cấu đào tạo.

Nhiều người lại cho rằng, việc thắt chặt đầu vào là giải pháp có lợi cho cơ quan quản lý để giám sát chất lượng dễ hơn, tránh phải mất công soi xét vào quy trình đào tạo, đẩy cái khó sang cho người học và trường nghề, trường trung cấp...?

Nhiều người học nghĩ rằng, họ bị xâm hại quyền lợi khi bị gò theo quy chế mới, nhưng thực chất cách làm của Bộ GD-ĐT là để bảo vệ quyền lợi của người học, chống sự kỳ thị đã có ở đâu đó, để tấm bằng liên thông được công nhận đúng với giá trị.

Gần đây, không ít địa phương, cơ quan thẳng thừng tuyên bố từ chối nhận người tốt nghiệp bằng tại chức, liên thông. Nhiều người vẫn hiểu nhầm liên thông là phương thức đào tạo, tương đương đào tạo tại chức, chính quy, vừa làm vừa học, nhưng thật ra đó là một cách tổ chức đào tạo.

Người học liên thông chính quy sẽ được cấp bằng ĐH chính quy, nên không thể tạo ra sự không công bằng giữa những người cùng được cầm tấm bằng ĐH chính quy sau khi học tập.

Đối với các trường nghề, trường trung cấp, càng không thể nói quy định này gây khó, mà nó là biện pháp nuôi dưỡng và phát triển các trường.

Trước khi ban hành thông tư, Bộ GD-ĐT đã xin ý kiến, có hiệp thương với Bộ Lao động - thương binh và xã hội.

Cả hai bên đều xem đây là giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo. Các trường trung cấp, CĐ, CĐ nghề có sứ mạng là đào tạo và cung cấp nhân lực cho thị trường lao động, chứ không phải để đào tạo liên thông, không phải là giai đoạn 1 của đào tạo trình độ ĐH.

Với các quy định mới, các trường cũng sẽ phải thay đổi nhận thức về đào tạo liên thông, thay đổi cách thức tổ chức đào tạo, thực hiện công nhận bảo lưu kết quả học tập theo đúng bản chất của đào tạo liên thông đã được quy định rõ trong Luật giáo dục, Luật giáo dục ĐH.

Theo Ngọc Hà
Tuổi trẻ

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.