Bữa sáng là một trong 3 bữa ăn chính hàng ngày, thế nhưng không ít người, đặc biệt là các bạn trẻ thường không có thói quen ăn sáng và nghĩ rằng bỏ bữa ăn sáng không gây ra ảnh hưởng gì nghiêm trọng, do cơ thể luôn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng ở 2 bữa ăn còn lại. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm, vì thói quen này không tốt cho sức khỏe và là tiền đề rước nhiều bệnh vào cơ thể.
Đau dạ dày
Ban đêm khi ngủ, tuy rằng cơ thể được nghỉ ngơi, nhưng hệ thống tiêu hóa vẫn không ngừng hoạt động. Khoảng 7 giờ sáng, dạ dày tiết ra các axit dạ dày, enzym tiêu hóa… nếu không ăn sáng để trung hòa các axit và enzym này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, lâu dần sẽ dẫn dẫn đến những căn bệnh về hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày…
Nghiên cứu của Trường Sức khỏe cộng đồng Đại học Havard phân tích thói quen ăn uống hàng ngày cũng như theo dõi các vấn đề sức khỏe của gần 27.000 nam giới ở độ tuổi từ 45-82 trong khoảng thời gian từ năm 1992-2008. Kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ mắc các cơn đau tim hoặc tử vong do các bệnh tim mạch ở nam giới bỏ bữa sáng thường xuyên cao hơn tới 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. Ảnh minh họa: Internet
Bệnh tiểu đường
Theo các chuyên gia y tế, cơ thể con người có một số hormone khống chế hoạt động bình thường của cơ thể. Đặc biệt, các hormone này thay đổi theo sự biến động của môi trường bên ngoài, nhưng thông thường sự bài tiết của chúng bài tiết phụ thuộc vào những thay đổi hóa học hàng ngày. Ở trạng thái nhịp độ hàng ngày ổn định, hormone sinh trưởng, hormone tuyến thượng thận thường bắt đầu tiết ra vào lúc nửa đêm, đạt tối đa vào lúc sáng sớm, sau đó giảm dần và tiếp tục đạt tối đa vào buổi chiều. Nếu hormone tiết ra càng lớn thì insulin cũng theo đó mà tiết ra càng nhiều.
Đặc biệt, sáng sớm và buổi chiều là lúc insulin bài tiết ra nhiều nhất. Insulin có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, vì vậy nếu không ăn bữa sáng, cung cấp cho cơ thể lượng đường máu đang thiếu hụt, thì số insulin tiết ra sẽ bị dư thừa, từ đó gây ra hạ đường huyết, nghiêm trọng hơn nếu để lâu ngày sẽ làm cho cơ thể kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường.
Béo phì
Bỏ qua bữa sáng làm tăng sự thèm ăn ngọt và các thực phẩm béo khiến bạn sẽ nạp vào lượng calo vượt quá nhiều ở bữa sau. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều, khiến bạn dễ mắc bệnh béo phì.
Những bữa ăn ít protein ảnh hưởng đến mức độ keratin, ngăn ngừa quá trình mọc tóc, thậm chí gây rụng tóc. Trong khi đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày và có vai trò thúc đẩy chân tóc mọc thêm. Vì vậy, muốn tránh tình trạng tóc xấu, xơ rối hay gãy rụng, bạn nên chiêu đãi cơ thể bằng bữa ăn sáng giàu protein hàng ngày. Ảnh minh họa: Internet
Nguy cơ ung thư
Bỏ bữa sáng khiến bạn thấy đói bụng và ăn uống vô độ trong các bữa khác trong ngày, dẫn đến béo phì. Theo một đánh giá của trung tâm nghiên cứu ung thư tại Anh, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao phát triển bệnh ung thư.
Tốc độ lão hóa nhanh
Do không ăn sáng nên cơ thể buộc phải huy động lượng đường và protein được dự trữ sẵn để hoạt động, làm cho bề mặt của lớp da bị khô, rám, mất dinh dưỡng, do vậy dễ xuất hiện nếp nhăn nhất là ở vùng mắt và mặt. Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày
Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
Mắc bệnh mãn tính
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
Nghiên cứu của Trường Sức khỏe cộng đồng Đại học Havard phân tích thói quen ăn uống hàng ngày cũng như theo dõi các vấn đề sức khỏe của gần 27.000 nam giới ở độ tuổi từ 45-82 trong khoảng thời gian từ năm 1992-2008. Kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ mắc các cơn đau tim hoặc tử vong do các bệnh tim mạch ở nam giới bỏ bữa sáng thường xuyên cao hơn tới 27% so với những người ăn sáng đầy đủ.
sáng sớm và buổi chiều là lúc insulin bài tiết ra nhiều nhất. Insulin có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, vì vậy nếu không ăn bữa sáng, cung cấp cho cơ thể lượng đường máu đang thiếu hụt, thì số insulin tiết ra sẽ bị dư thừa, từ đó gây ra hạ đường huyết, nghiêm trọng hơn nếu để lâu ngày sẽ làm cho cơ thể kháng insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường. Ảnh minh họa: Internet
Bệnh tim mạch
Nghiên cứu của Trường Sức khỏe cộng đồng Đại học Havard phân tích thói quen ăn uống hàng ngày cũng như theo dõi các vấn đề sức khỏe của gần 27.000 nam giới ở độ tuổi từ 45-82 trong khoảng thời gian từ năm 1992-2008. Kết quả nghiên cứu khẳng định nguy cơ mắc các cơn đau tim hoặc tử vong do các bệnh tim mạch ở nam giới bỏ bữa sáng thường xuyên cao hơn tới 27% so với những người ăn sáng đầy đủ. Nghiên cứu này được công bố Công bố trên tạp chí Circulation.
Dễ mắc bệnh sỏi mật
Nếu không ăn sáng, mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi mật.
Huyết áp thấp
Theo các bác sỹ, không ăn sáng khiến lượng đường trong máu tụt giảm, khiến bạn bị chóng mặt, thiếu tập trung, nhức đầu… Nghiêm trọng hơn, một số người không thể đứng được một lúc lâu vì máu không đủ để lên não. Về lâu dài, thói quen này sẽ biến thành chứng huyết áp thấp mãn tính, khiến bạn luôn trong tình trạng chóng mặt và mệt mỏi, khó có thể vận động mạnh.