'Không lẽ chúng ta vẫn phải nhập cái cúc để may chiếc áo'

Chính sách chưa đi vào doanh nghiệp khiến nhiều đơn vị vẫn khó khăn.
Chính sách chưa đi vào doanh nghiệp khiến nhiều đơn vị vẫn khó khăn.
Công nghiệp phụ trợ còn yếu, tỷ lệ nội địa hóa thấp là điều nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn khi bàn về tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

Tại cuộc họp tổ về các vấn đề kinh tế xã hội của Quốc hội sáng nay, ông Ngô Văn Minh, đoàn đại biểu Quảng Nam nhận định lãi suất hạ song doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn vay ngân hàng để đầu tư tái sản xuất. “Tôi có hỏi, anh em họ trả lời, không thể vay được lãi suất 7-8%, trường hợp nào vay được chi phí phát sinh sẽ rất lớn”, ông Minh chia sẻ.

Theo đại biểu tỉnh Quảng Nam, trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ cần đưa ra các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp một cách thiết thực để tạo vốn vực doanh nhiệp đứng lên.

Vấn đề nhiều đại biểu quan tâm là ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu, tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam còn thấp. Ông Minh dẫn chứng, thậm chí những thứ tưởng chừng đơn giản như cái cúc áo cũng phải nhập. Với tình hình này ông Minh băn khoăn: “Không biết mai mốt vào TPP sẽ thế nào. Không lẽ chúng ta vẫn phải nhập cả cái cúc áo để may ra một chiếc áo sao”, vị đại biểu Quảng Nam đặt câu hỏi.

Nỗi niềm băn khoăn thắc mắc của đại biểu Minh cũng là những điều Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Phúc trăn trở. Một số tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Ninh thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài song bức tranh kinh tế tỉnh chưa thực sự đột phá bởi doanh nghiệp FDI không mặn mà với hàng “made in Vietnam”.

Ông Phúc kể lại, chỉ trong vòng 9 tháng, doanh nghiệp Samsung ở Thái Nguyên đã được xây phòng ốc hoành tráng nhưng nhưng từ cái ghế ăn, đồ cũng nhập từ bên Hàn. Việt Nam kêu gọi phát triển phụ trợ để tăng tỷ lệ nội địa nhưng chủ yếu doanh nghiệp FDI vẫn nhập hàng từ nước mình. “Sở dĩ cán cân thương mại được cân bằng là do khi xuất siêu sang Mỹ, châu Âu bù lại cho nhập siêu từ nước châu Á Trung Quốc”, ông Phúc giải thích.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, trong quý I, cả nước có 16.745 doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Phúc nhận định, trước đây, chỉ doanh nghiệp yếu kém mới ngừng hoạt động nhưng nay theo ông Phúc, những đơn vị “khá một tý” cũng giải thể. Bởi chính sách đưa ra nhiều nhưng không đi vào cuộc sống, chưa hỗ trợ được cho doanh nghiệp đứng lên.

Đồng tình quan điểm trên, ông Trịnh Thế Khiết đoàn Hà Nội cho rằng, 4 tháng đầu năm, tình hình doanh nghiệp còn khó khăn do các chính sách chậm đi vào cuộc sống. Lãi suất mặc dù giảm liên tục song doanh nghiệp vẫn chưa thể “hấp thụ” được.

Theo ông Khiết, cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô bằng cách quản lý ngân sách chặt chẽ nhất là trong việc rót vốn vào các công trình xây dựng. Việc nhiều doanh nghiệp ôm nợ sẽ khiến ngân sách thất thu bởi vậy, vấn đề cần làm lúc này là tập trung thu nợ cũ, nợ tồn đọng. “Cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời cần tập trung tái cấu trúc doanh nghiệp.

Tại phiên họp, một số đại biểu cho rằng, đầu tư vào nông nghiệp có thể thu lợi nhuận lớn nhưng doanh nghiệp lại chưa mặn mà. Đại biểu Võ Kim Cự, trưởng đoàn Hà Tĩnh nhận định, hiện nay việc đầu tư sản xuất nông nghiệp của cả doanh nghiệp và người nông dân còn manh mún.

Theo ông Cự, cần hỗ trợ cũng như tạo điều kiện để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bởi đây là ngành có thể thu được lợi nhuận lớn. Ông dẫn chứng, nuôi tôm mỗi năm có thể quay vòng vốn 3 lần, trong đó mỗi vụ thu được 18-20 tỷ đồng. Trồng rau quả có thể thu được 6 vụ một năm, trong đó, mỗi vụ ngót nghét cũng thu được 300 triệu đồng. Nhờ nuôi tôm, nuôi lợn, trồng rau, doanh nghiệp có thể thu hàng trăm tỷ đồng nhưng nhiều đơn vị không mặn mà. Doanh nghiệp chê đầu tư vào nông nghiệp vì lợi nhuận thấp, bởi vậy mấu chốt vấn đề theo đại biểu tỉnh Hà Tĩnh là cần hỗ trợ doanh nghiệp hơn nữa.“Tôi thiết tha đề nghị tạo điều kiện cho người nông dân, doanh nghiệp mở rộng đầu tư nông nghiệp để xoá đói giảm nghèo”, ông kiến nghị.

Theo ông, để tránh việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả, cần phát triển nông nghiệp theo liên vùng, liên tỉnh để có đồng nhất công nghệ cũng như một loại giống. Cần đầu tư thoả đáng cho nông thôn mới để kinh tế vùng đi lên đồng thời kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp từ đó thoát khỏi khó khăn.

Theo Hoàng Lan - Đoàn Loan

Theo VnExpress
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.