Không hề 'ngủ quên'

Chủ tịch WEF - Ông Borge Brende. Ảnh: Quang Hiếu.
Chủ tịch WEF - Ông Borge Brende. Ảnh: Quang Hiếu.
TP - Theo đánh giá của Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Borge Brende, Chính phủ Việt Nam không hề “ngủ quên” trong chiến thắng. Ông không thấy có sự tự mãn, hơn thế nữa theo Chủ tịch WEF, Việt Nam đang tiếp tục cải cách và thay đổi để tiếp tục tăng trưởng.

Theo Chủ tịch WEF Borge Brende, từ năm 2010 đến nay, WEF đã chứng kiến sự tăng trưởng vị thế tuyệt vời của Việt Nam với GDP tăng gần gấp đôi trong 8 năm, xuất khẩu tăng gần gấp 3 lần, giá trị thị trường chứng khoán tăng gần gấp 2 lần, thương mại phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Quan trọng hơn, tỷ lệ đói nghèo tại Việt Nam đã giảm nhanh: Năm 1990 tỷ lệ đói nghèo là 50% thì nay chỉ còn 3%. Ngoài ra, dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2018 sẽ đạt khoảng 7% trong năm 2018. Những con số này cho thấy sự thành công của Việt Nam tiếp tục phát triển vững chắc. Bài học về giảm nghèo của Việt Nam cũng được xem là điển hình dành cho các nền kinh tế đang phát triển khác trên thế giới. Có được kết quả này, theo nhận xét của Chủ tịch WEF, là do Việt Nam đã xây dựng được những chính sách phát triển phù hợp. Điều này cho thấy, Chính phủ Việt Nam không hề “ngủ quên” trong chiến thắng và Việt Nam không hề có sự tự mãn, hơn thế nữa Việt Nam đang tiếp tục cải cách và thay đổi để tăng trưởng trong tương lai.

Chủ tịch WEF cũng chỉ ra một số điểm đáng lưu ý trong nền kinh tế Việt Nam. Một là, hiện nay, nợ công của Việt Nam có xu hướng tăng cao và tăng nhanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam đã kiểm soát nợ công hợp lý, đảm bảo tài chính bền vững và không phải nền kinh tế mở nào cũng có thể làm được.

Hai là, hệ thống ngân hàng đang nhìn thấy điểm yếu của hệ thống tài chính toàn thế giới, việc cải cách ngân hàng đảm bảo hệ thống minh bạch, mở hơn trong tương lai. Ba là, Chính phủ Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ tự do thương mại toàn cầu. Chủ tịch WEF cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đang đóng góp vào 1/3 GDP của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước đó, khu vực doanh nghiệp nhà nước chưa năng động, tính cạnh tranh không cao so với khu vực doanh nghiệp tư nhân. Thời điểm hiện tại, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tăng tính quản trị ở những doanh nghiệp nhà nước chưa tốt. Bên cạnh đó, hiện nay, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể.Theo báo cáo môi trường kinh doanh của Ngôi nhà Thế giới (World Bank) năm 2017, Việt Nam xếp thứ 68/159 quốc gia. Điều này một lần nữa cho thấy những nỗ lực của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện môi trường để tiến lên phía trước.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.