Không để phòng thí nghiệm bám vào ngân sách

TP - Trao đổi với với phóng viên Tiền Phong, các đại biểu Quốc hội trong lĩnh vực khoa học công nghệ chỉ ra nhiều bất cập, đồng thời đề nghị sớm rà soát lại, không để các phòng thí nghiệm sống dựa vào ngân sách.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ  và Môi trường của Quốc hội, đánh giá, trong tổng số phòng thí nghiệm quốc gia trọng điểm cũng có phòng phát huy tác dụng, nhưng đại đa số đều không hiệu quả, dù mức đầu tư rất lớn, lên đến 3,5 triệu USD/phòng. Điều này thể hiện sự lãng phí lớn. 

“Viện nào, trường nào cũng muốn xin đầu tư cho riêng mình với những nguyện vọng chính đáng. Nhưng ở góc độ Nhà nước, phải đánh giá kỹ xem chọn cái gì có thể tạo ra đột phá để đầu tư, bởi số tiền chỉ có như vậy thôi, không thể đầu tư dàn trải được. Đây cũng là câu chuyện về tái cơ cấu các ngành khoa học. Cần rà soát xem nên để lại viện nào Nhà nước bao cấp hoàn toàn, còn các viện khác phải bán sản phẩm ra thị trường lấy tiền phát triển lại. Chúng ta còn nghèo lại cứ đòi bao cấp hết, không ai muốn rời “bầu sữa mẹ” (ngân sách Nhà nước) thì rất gay”, bà An nói.

Theo bà An, cần phải xem xét lại toàn bộ quy trình, xem cái gì cần đầu tư cho lâu dài, cái gì cần đầu tư cho trước mắt để đầu tư cho hiệu quả, song về cơ bản đã là khoa học thì phải ứng dụng vào thực tiễn.

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban  Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho hay, trong quá trình giám sát, thấy việc đầu tư cho vấn đề này được thực hiện tốt. Tuy nhiên, thực tế sản phẩm của phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia lại không được các địa phương mua nên không có tiền tái đầu tư. Bà Khánh đề nghị Bộ KH&CN  rà soát lại tất cả, xem những đơn vị nào làm tốt, hay không vận hành được phải sắp xếp lại.

MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.