Không để người dân bị thu hồi đất thiệt thòi

Không để người dân bị thu hồi đất thiệt thòi
TPO - Chiều 20/8,  trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang cho biết, sẽ cố gắng để người dân thu bị hồi đất không thiệt thòi.

> Mơ hồ như... định giá đất

> "Nợ" hơn 1.000 ha đất sản xuất 10 năm chưa đền bù

Đất bỏ hoang là vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường hiện nay
Đất bỏ hoang là vấn đề nhức nhối trong công tác quản lý tài nguyên và môi trường hiện nay.

Đại biểu La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) nêu thực trạng đăng ký quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở còn chậm, công tác định giá đất còn nhiều bất cập, thấp hơn thị trường rất nhiều.

Bộ Trưởng Nguyễn Minh Quang bày tỏ: “Chúng tôi rất lo lắng vì theo chỉ tiêu được nghị quyết của Quốc hội đặt ra thì đến ngày 31/12/2013 phải căn bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những trường hợp được cấp lần đầu”.

Tuy nhiên, hiện nay tại các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên còn khó khăn do địa bàn rộng lớn, ngân sách không có nên việc thực hiện còn chậm.

“Nếu chậm thì chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội nhưng việc cấp giấy diễn ra ở địa phương. Nếu địa phương không làm, Bộ cũng không có cách nào. Tôi cho rằng, việc này phải sòng phẳng. Nếu Bộ thiếu tích cực Bộ trưởng sẽ bị Thủ tướng phê bình, cảnh cáo, còn tỉnh nào thiếu tích cực thì Chủ tịch tỉnh đó phải bị kỷ luật” - Bộ trưởng nêu quan điểm.

Đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) đề nghị, cần công khai và có biện pháp xử lý địa phương chậm trễ trong việc này, vì ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân.

Về công tác định giá đất còn bất cập, Bộ trưởng Quang khẳng định, đây là vấn đề nan giải do giá đất đang chạy theo giá đầu cơ của các doanh nghiệp bất động sản, phải đưa giá đất về điều kiện bình thường để giải quyết khung giá, bảng giá.

“Chúng tôi sẽ cố gắng tính toán để đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất không thiệt thòi quá”, ông Quang nói.

Đề cập thực trạng sử dụng đất đai lãng phí tại các khu công nghiệp, khu đô thi, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có công tác tổng kiểm tra, thu hồi.

Bộ trưởng Quang khẳng định, việc thu hồi đất bị bỏ hoang là hết sức cần thiết. Theo thống kê, do nhiều địa phương chạy theo phong trào lập khu công nghiệp, khu đô thị nên mới sử dụng hết 60% diện tích.

Vấn đề khiếu nại tố cáo đất đai còn gay gắt, kéo dài được nhiều đại biểu đặt ra, Bộ trưởng Quang cho biết, chính phủ đã tập trung chỉ đạo giải quyết.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho rằng, vấn đề đất đai chiếm 80% số vụ khiếu nại, tố cáo. Để giải quyết vấn đề này, Tổng Thanh tra đề nghị, bên cạnh việc sửa đổi Luật Đất đai cần chỉnh sửa một số cơ chế chính sách liên quan, vì đây là nguyên nhân chính dẫn tới khiếu nại đông người, không có xu hưởng giảm. Hơn nữa, cần đẩy mạnh việc tiếp dân định kỳ, tiếp dân thường xuyên để giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.