Không để dân sống cảnh 'màn trời chiếu đất'

Không để dân sống cảnh 'màn trời chiếu đất'
TP - Ngày 7/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ đạo như vậy khi cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương đi kiểm tra việc khắc phục hậu quả cơn bão số 5 tại tỉnh Ninh Bình.

>> Lũ lớn nhất 45 năm qua: 61 người chết và mất tích

Không để dân sống cảnh 'màn trời chiếu đất' ảnh 1
Đến ngày 7/10 nhiều vùng tại Ninh Bình vẫn chìm trong nước - Ảnh: TTXVN

Đây là một trong những tỉnh bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 5 và lũ gây ra, đặc biệt là các xã vùng chậm lũ và vùng phân lũ ở huyện Nho Quan, Gia Viễn.

Sau khi thị sát thực tế, thăm hỏi, động viên bà con nhân dân vùng lũ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo tỉnh Ninh Bình tiếp tục tập trung chăm lo tốt đời sống nhân dân, nhất là số hộ sơ tán di dời lên ở trên các tuyến đê.

Phải đảm bảo đủ lương thực, nước uống, thuốc chữa bệnh... dứt khoát không để người dân phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất” và thiếu lương thực do ảnh hưởng của cơn bão số 5.

Riêng đối với các hộ di dời lên nhà ở của mình trên tầng cao, Ninh Bình cũng phải xây dựng kế hoạch cụ thể chăm lo tốt nhất đời sống cho các hộ này, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Lúc 21 giờ tối qua (7/10), Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão T.Ư cho biết: Trận lũ mấy ngày qua diễn biến phức tạp ở nhiều tỉnh, thành; gây hậu quả cực kỳ nghiêm trọng về người và tài sản.

Tại Thanh Hóa đã có 10 xã thuộc huyện Thạch Thành bị ngập, với khoảng 25.500 hộ/56.000 người.

Tại Ninh Bình, tràn xả lũ sông Hoàng Long tại hai huyện Nho Quan và Gia Viễn đã làm 12 xã bị ngập, với 16.450 hộ/ 55.000 người.

Tại Nghệ An, vùng ven sông Cả thấp trũng bị ngập khi nước lên cao với 46 xã (trong đó, huyện Quế Phong 13 xã, Quỳ Châu 12 xã,  Anh Sơn 15 xã, Nghĩa Đàn 13 xã, Con Cuông 3 xã), với 2.028 hộ/9.684 người.

Tại Sơn La, hơn 1.200 nhà bị ngập, tập trung ở các huyện Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn và Mường La; ngoài ra còn có gần 200 nhà có nguy cơ bị sạt lở đất.

Tại Hòa Bình, gần 1.200 nhà bị ngập, chủ yếu thuộc huyện Tân Lạc, hơn 4.600 người đã phải di dời.

Không để dân sống cảnh 'màn trời chiếu đất' ảnh 2
Ngập lụt tại Nho Quan và Gia Viễn (Ninh Bình) ngày 7/10 - Ảnh: TTXVN

Bộ Quốc phòng đã huy động  hơn 3.100 CBCS; 26 xuồng cao tốc, 87 xe ô tô, 2 xe đặc chủng giúp địa phương sơ tán dân ra khỏi vùng lũ, lụt nguy hiểm.

Quân chủng Phòng không - Không quân đã tổ chức 2 chuyến bay chở hàng cứu trợ cho vùng bị ngập tại Thanh Hóa.

Cũng theo BCĐ PCLB T.Ư, tính đến 21 giờ hôm qua (7/10), mưa lũ đã làm 48 người chết và 14 người mất tích. Trong đó, Sơn La: 7 người chết, 3 người mất tích; Hòa Bình: 9 người chết, 3 người mất tích; Ninh Bình: 3 người chết; Thanh Hóa: 6 người chết, 3 người mất tích; Nghệ An: 20 người chết, 3 người mất tích; Yên Bái: 1 người chết, 1 người mất tích; Thừa Thiên - Huế: 1 người mất tích; Hà Tĩnh: 1 người chết và Quảng Bình: 1 người chết.

Lũ đã làm 5.963 nhà đổ, sập; 48.023 nhà bị ngập, hư hỏng;  hơn 200 trụ sở cơ quan, công sở bị hư hỏng; 24.400 ha lúa và 95.000 ha hoa màu bị ngập, hư hại; gần 600.000 m3 đất bị sạt lở… Thiệt hại tài sản ước cả ngàn tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.