TPHCM:

Không để chậm thêm 'dự án lịch sử, kéo dài 21 năm'

0:00 / 0:00
0:00
TP - “Dự án xây dựng cầu Long Kiểng là dự án lịch sử khi kéo dài 21 năm, qua 3 lần điều chỉnh và đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện", Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ xác nhận ngày 11/8 trong buổi giám sát dự án đầu tư công ở huyện Nhà Bè.

Báo cáo với đoàn giám sát, ông Triệu Đỗ Hồng Phước, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Long Kiểng do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM làm chủ đầu tư, được UBND TPHCM phê duyệt dự án năm 2001. Theo đó, xây dựng cầu bê tông cốt thép dài khoảng 318m, rộng 15m. Dự án có tổng mức đầu tư 589 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 325 tỷ đồng.

Không để chậm thêm 'dự án lịch sử, kéo dài 21 năm' ảnh 1

Dự án cầu Long Kiểng dự kiến hoàn thành cuối năm sau Ảnh: TÚ ANH

Ông Phước cho biết, đến nay đã có 102/103 hộ đồng ý bàn giao mặt bằng (trong đó, đã có 82/82 hộ nhận tiền bồi thường với hơn 216,7 tỷ đồng), còn lại 1 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng.

Tuy nhiên, trường hợp này không làm ảnh hưởng đến mặt bằng và công tác thi công dự án. Huyện đang tiếp tục vận động, thuyết phục và sẽ thực hiện bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư trong tháng 9. Huyện đã bàn giao mặt bằng thi công cho chủ đầu tư theo đúng tiến độ. Tuy nhiên, đến nay thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân chưa hoàn tất nên việc xây dựng nhà để ở và ổn định cuộc sống của người dân còn gặp khó khăn.

Do vậy, huyện kiến nghị thành phố sớm xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân; đồng thời xem xét, hướng dẫn áp dụng suất tái định cư tối thiểu và chi tiền tạm cư cho người dân.

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM, cho biết, nếu huyện Nhà Bè đảm bảo giao toàn bộ mặt bằng trước 2/9 tới, đơn vị sẽ cố gắng tối đa để thi công xây dựng cầu Long Kiểng theo kế hoạch. Theo ông, dự án sẽ hoàn thành vào cuối tháng 12/2023.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ nói rằng, thời gian tới, bên cạnh sớm giải quyết dứt điểm việc bàn giao mặt bằng, huyện Nhà Bè tiếp tục vận động các hộ dân nhận tiền, hạn chế thấp nhất việc khiếu nại, tố cáo liên quan dự án.

Bà Lệ đề nghị các sở, ngành liên quan xem xét giải quyết cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà ở cho người dân bị ảnh hưởng dự án đã bố trí tái định cư.

“Các sở, ngành liên quan phải đeo bám sớm giải quyết quyền lợi chính đáng của người dân; tăng cường phối hợp, đảm bảo đưa dự án cầu Long Kiểng sớm đi vào sử dụng, nhằm đảm bảo đi lại và cuộc sống ổn định của người dân. Không thể chậm tiến độ thêm nữa vì đến giờ đã cơ bản tháo các nút thắt, khó khăn đã được tháo gỡ”, bà nói.

MỚI - NÓNG
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
Phát triển nghề đông y trên phố Lãn Ông gắn với du lịch Hà Nội
TPO - Ngày 20-4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hoá Phố cổ Hà Nội số 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm đã diễn ra buổi toạ đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm gắn với sự phát triển phố nghề Lãn Ông”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa “Giữ nghề xưa trên phố”, nhằm tôn vinh nghề đông y cổ truyền và Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.