Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường

TPO - Chợ đóng cửa do phải thực hiện "cách ly toàn xã hội", không có người mua, người nông dân phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm), Tân Lập (huyện Đan Phượng), những nơi làng hoa nổi tiếng ở Hà Nội, khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường.

Ghi nhận của PV tại phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) và xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) trong những ngày gần đây, nhiều cánh đồng hoa vào vụ, nở rộ như hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa loa kèn... tuy nhiên, thay vì thu hoạch mang đi bán, người dân lại cắt mang về để trong kho chờ đợi cơ hội bán, một số lượng lớn vứt bỏ ngay tại đường ven, nhiều nhất là hoa cúc vàng để trồng lượt mới do chợ đầu mối đóng cửa, không có nơi tiêu thụ.

Một người dân trồng hoa xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) cho biết hoa vứt đầy đường là do không bán được nên cắt bỏ đi luôn để trồng mẻ mới. "Hoa ngoài đường kia là do dân người ta ở đây vứt, số lượng nở nhiều quá, các chợ thì đóng hết không biết tiêu thụ vào đâu, chỉ bán online được ít, để độ khoảng thời gian là héo nên người ta bỏ đi luôn trồng mẻ mới. Như nhà tôi phải cắt hoa luôn vì nở rộ rồi, hoa cắt xong sẽ đem về kho để khoảng 15 ngày, nếu không bán được thì đem đi vứt nốt để trồng lứa mới, hy vọng có thể bù lỗ", người này nói.

Chia sẻ về giá thị trường, người này cho biết giá hoa cúc vàng rẻ nhất mà không ai hỏi, đặc biệt là khi phát hiện ca bệnh nhân nhiễm số 243 là người có lịch trình qua các chợ hoa Mê Linh, chợ hoa Quảng Bá..., hoa cúc vàng, trắng bán 50-60 nghìn đồng/1 bó từ 50 đến 100 bông mà không ai mua, hoa hồng "rẻ như cho", giá 20-30 nghìn đồng/1 mớ khoảng 30 bông. Lỗ nặng nhất là những nhà nào trồng ly, loài cây nhập với giá cao. "Trung bình lỗ khoảng 30-50 triệu đồng cho 1 mẫu trồng hoa cúc hoặc hoa hồng, nhà tôi 2 mẫu lỗ gần trăm triệu đồng cho đến bây giờ, nếu dịch kéo dài con số còn gấp đôi gấp ba vì còn những sào đang chuẩn bị nở", người này chia sẻ.

Chị L.H (Tây Tựu, Hà Nội) cắt hoa trên cánh đồng chia sẻ: "Hoa đến vụ thì phải thu hoạch chứ biết làm sao, hoa cúc sẽ cắt cất kho, hoa ly mấy bữa nữa nở cũng phải thu hoạch và tìm cách bán bù lỗ thôi để còn trồng lứa mới. Hàng xuất sang chợ đầu mối, chợ Quảng An, Hà Đông... nhưng đều đóng cửa phòng dịch hết rồi. Mong rằng sớm hết "thời gian cách ly xã hội", các chợ mở cửa trở lại mới có thể buôn bán được".

Chị N.T.H (Tây Tựu, Hà Nội) cho biết, lỗ nhất là đất trồng ly, loài trồng quanh năm chỉ nghỉ có 2 tháng. "Hoa ly là loài mang nhiều thu nhập nhất cho người dân ở đây. Thời gian này là cắt luôn rồi, giá đắt, bán lỗ nhưng vẫn phải bỏ đi. Những nhà nào có nền kinh tế vững còn trụ được chứ những hộ đi cắm sổ đỏ, vay nặng thì giờ không biết làm thế nào để trả nợ", chị H. chia sẻ.

Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) nổi tiếng là một làng hoa lớn ở Hà Nội, lân cận có xã Tân Lập (huyện Đan Phượng) với nhiều hộ trồng hoa với diện tích trồng lớn, chuyên cung cấp hoa cho khu vực nội thành và các vùng phụ cận. Do là nguồn thu nhập chính, vì vậy việc các chợ đầu mối, chợ hoa đóng cửa do COVID-19 khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì không thể tiêu thụ mặc dù hoa đến mùa thu hoạch.

Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 1 Hoa đến mùa thu hoạch không bán được, người dân vứt bỏ đầy đường tại phường Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm) và huyện Tân Lập (huyện Đan Phượng), những nơi làng hoa nổi tiếng tại Hà Nội.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 2 Hoa không bán được là do các chợ đầu mối, chợ hoa lớn đóng cửa, không có người mua nên đành bỏ đi.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 3 Hoa cúc vàng là loài người nông dân bỏ nhiều nhất trên đường xuyên các cánh đồng.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 4 Hoa héo nhanh sau 15 ngày không thể tiêu thụ.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 5  
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 6 Một số người trồng hoa còn đem đốt ngay tại cánh đồng.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 7 Hoa ly, loài hoa có mức đầu tư cao cũng đành phải chặt, bỏ đi. 
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 8 Mặc dù không có chỗ bán, người dân vẫn phải thu hoạch do hoa đã nở rộ.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 9  
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 10 Mặc dù không tiêu thụ hoa nhưng những người dân ở đây vẫn phải ra cánh đồng chăm sóc hàng ngày.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 11 Vườn ly sắp nở vẫn chưa biết "số phận" sẽ đi về đâu.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 12 Nhiều sào đất người nông dân cắt lấy gốc để trồng mẻ mới.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 13 Vườn hồng sớm nở chờ người mua với giá "rẻ như cho".
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 14 Nhiều nụ hồng sắp nở trong khi thời gian "cách ly toàn xã hội" vẫn còn kéo dài thêm 1 tuần nữa.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 15 Cánh đồng cúc trắng nở rộ, chờ thu hoạch.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 16  
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 17 Người cắt tỉa, bó gọn, một số bán cho người quen, bán online, còn lại để cất kho.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 18 Không có nơi tiêu thụ, người dân đành phải mang ra trước cửa để chào mời người qua lại.
Không có nơi tiêu thụ, người nông dân khóc ròng, cắt hoa vứt đầy đường ảnh 19 Mặc dù thiệt hại vài trăm triệu nhưng người dân trồng hoa vẫn lạc quan, tiêp tục việc trồng những mẻ mới để có thể gỡ gạc những thiệt hại trong thời gian khó khăn do COVID-19.
MỚI - NÓNG
Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà
Thông tin 'nóng' về hồ thủy điện Thác Bà
TPO - Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết, đến 9h sáng nay (11/9), lượng nước về hồ chứa thuỷ điện Thác Bà đã giảm xuống còn 3150 m3/s, tổng lưu lượng xả là 3200 m3/s (lượng xả nhiều hơn nước về hồ). Thủy điện đã mở 3/3 cửa xả theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sẵn sàng phương án ứng phó để đảm bảo an toàn đập.