Không biết luật hay thiếu trách nhiệm?

Không biết luật hay thiếu trách nhiệm?
TP - “Một người chết, hàng chục người bị thương,..”  sẽ không có một ngày “sân Vinh đẫm máu” nếu như BTC V-League đừng hành xử theo kiểu “cả nhà đều vui” và cơ quan bảo vệ làm đúng chức trách của mình.

Sân cỏ đổ máu: Chuyện thường ở... V-League

Hai ngày vừa qua, trên trang nhất nhiều tờ nhật báo và báo điện tử Việt Nam đều đồng loạt đăng bài về vụ gây rối trật tự công cộng tại sân Vinh với các tít như “Sân Vinh đổ máu kinh hoàng, một người chết”, “Các CĐV đánh nhau đổ máu trên Sân Vinh” ,...

Lướt qua năm nghìn kết quả khi vào www.xalo.vn gõ từ khóa “bạo lực sân cỏ V-League”, dễ dàng nhận thấy chuyện các vụ cổ động viên, cầu thủ đánh nhau đổ máu tại V-League đã trở thành chuyện thường...(!)

Mùa giải 2007, V-Luague đã bị bôi đen bởi các vụ gây rối của CĐV Thanh Hóa trong các trận gặp Đà Nẵng và chính SLNA.

Mùa giải 2008, các vụ bạo lực sân cỏ xuất hiện với tần suất cao hơn và danh sách đen các đội CĐV gây rối được nối dài thêm với HN.ACB, Nam Định, Hải Phòng, ..và SLNA.

Cách đây một tháng, máu cũng đã đổ trên sân Vinh sau trận hòa 2 – 2 giữa đội chủ nhà và CLB Thể Công…

Trách nhiệm thuộc về ai?

Trách nhiệm bảo đảm sự an toàn cho mùa giải trước hết thuộc về BTC V-League. Tuy nhiên, cách hành xử của BTC V-League theo kiểu trong các “hòa cả làng” đã không có tác dụng răn đe đúng mức đối với BTC các sân và CĐV các đội.

Trở lại mùa giải 2007, mặc dù làm vỡ trận đấu gặp Đà Nẵng và rượt đánh các CĐV SLNA, CLB Thanh Hóa chỉ bị phạt tiền và đá trên sân nhà không có khán giả. Mức phạt tiền không hề hấn gì với ngân quỹ của các CLB và việc không được vào xem một vài vòng đấu cũng chỉ làm các CĐV Thanh Hóa bớt vui.

Mùa giải này, tại vòng đấu 15, các CĐV chủ nhà đã gây rối tại sân Vinh, đánh chảy máu, vỡ đầu nhiều CĐV Thể Công nhưng SLNA chỉ bị phạt 20 triệu đồng và thi đấu trên sân không khán giả hai trận. CLB Thể Công bị phạt 10 triệu đồng. Mức phạt mà những người hiểu việc cũng cho rằng đưa ra “cho có”.

Trong tất cả các vụ việc trên, CĐV- thủ phạm chính của các vụ bạo lực sân cỏ đều không bị xử lý dưới bất kỳ hình thức nào (việc xử phạt CLB Thể Công chỉ mang tính tượng trưng bởi không có trách nhiệm cá nhân). Bởi thế, V-League đã loạn lại càng loạn.

Nhìn thực tế, các vụ bạo lực sân cỏ tại V-League đã vượt khỏi quy định của Điều lệ giải. Thực chất đó là hành vi “gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điều 245 hoặc hành vi “cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự.

Đáng ra khi Điều lệ giải không thể xử lý các CĐV, thì VFF và BTC V-League phải chủ động đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật vào cuộc để xử lý đúng theo Bộ luật Hình sự đối với các CĐV quá khích nhằm mục đích răn đe, phòng ngừa chung. Rất tiếc là VFF và BTC V-League đã không làm như vậy. Không hiểu do không nắm vững luật hay do thiếu tinh thần trách nhiệm?

Các cơ quan bảo vệ pháp luật địa phương, trực tiếp trong vụ việc này là Công an tỉnh Nghệ An, cũng phải có trách nhiệm. Vụ gây rối trật tự trên sân Vinh ngày 13/4 đã có dấu hiệu của một vụ vi phạm pháp luật hình sự.

Nếu Công an tỉnh Nghệ An, căn cứ Điều 100 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 245 Bộ luật Hình sự khởi tố vụ án “gây rối trật tự công cộng” thì sự việc bi thảm chiều tối 25/5 liệu có thể xảy ra? 

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.