'Không ai rảnh đi họp để quyết định việc riêng của người khác'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tiếp tục chương trình nghị sự, chiều 26/10, Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau về dự thảo Luật Phòng chống bạo lực gia đình.
'Không ai rảnh đi họp để quyết định việc riêng của người khác' ảnh 1

Đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp). Ảnh Như Ý

Cơ sở nào đưa ra mức cấm 4 tháng?

Theo đại biểu Phạm Văn Hoà (Đồng Tháp), không nhất thiết phải chia nhóm về bạo lực tinh thần, thể xác, tình dục hoặc các hình thức bạo lực khác. Về xử lý tin báo, tố giác bạo lực gia đình, theo ông, cần phải sớm báo ngay cho công an, đồn biên phòng nơi gần nhất để phối hợp đến hiện trường ngăn chặn, sau đó báo cho Chủ tịch UBND cấp xã biết.

Về cấm tiếp xúc, đại biểu cho rằng, điều này rất cần thiết để phòng ngừa hành vi bạo lực có thể tiếp tục xảy ra. Về cấm tiếp xúc của toà án là cần thiết để bảo vệ tính mạng, nhân phẩm của người bị bạo lực. Tuy nhiên, ông cũng đề nghị giải trình rõ cơ sở nào đưa ra mức cấm 4 tháng, trong khi Chủ tịch UBND xã chỉ quy định 3 ngày.

“Xuất phát từ nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình “lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm” thì mọi hành vi bạo lực xuất phát từ mối quan hệ gia đình giữa những đối tượng này và giữa những đối tượng này với người thân của hai bên cũng cần thiết phải áp dụng quy định của luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bạo lực gia đình; xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình”, bà Nguyễn Thuý Anh nhấn mạnh.

Liên quan đến thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, dự thảo quy định, danh mục công việc do Chủ tịch UBND xã công nhận. “Tôi thiết nghĩ do Chủ tịch UBND xã công nhận là phù hợp, không thể bắt buộc phải quyết định của cộng đồng dân cư. Không thể cái gì cũng phải quyết định của cộng đồng. Vì đây là cá nhân. Không thể gì cũng họp cộng đồng, cũng không ai rảnh mà đi họp để quyết định việc riêng của người khác”, ông Hoà nói.

Đại biểu đoàn Đồng Tháp cũng đề nghị, người tham gia phòng chống bạo lực, nếu bị thương tích nằm viện, có phải chi trả viện phí ngoài các phí được chi hay không cũng cần cho rõ.

“Điều này nhằm khuyến khích người dân tự nguyện can thiệp các hành vi bạo lực xảy ra. Nếu không có hỗ trợ chắc hiếm có người tham gia can thiệp”, ông Hoà cho hay.

Báo cáo giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật trước đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết, dự thảo quy định, công việc phục vụ cộng đồng là công việc có quy mô nhỏ trực tiếp phục vụ cho lợi ích của cộng đồng nơi người có hành vi bạo lực gia đình sinh sống, bao gồm: Tham gia trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác…

Danh mục công việc do Chủ tịch UBND cấp xã công nhận trên cơ sở thảo luận, quyết định của cộng đồng theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, việc bổ sung biện pháp trên nhằm xử lý các hành vi bạo lực gia đình chưa đến mức xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng vẫn có tính răn đe, giáo dục; đồng thời, nâng cao vai trò của cộng đồng trong xử lý hành vi bạo lực gia đình.

Lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm

Bên cạnh đó, một số đại biểu đề nghị khoản 1 Điều 3 quy định khái quát thành các nhóm hành vi bạo lực gia đình. Có ý kiến đề nghị xếp loại theo các nhóm hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về tình dục và các loại bạo lực khác.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, hầu hết các hành vi bạo lực gia đình đều được thể hiện dưới dạng cụ thể của bạo lực thể xác, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục hoặc bạo lực kinh tế. Tuy nhiên, có hành vi bạo lực tác động đến người bị bạo lực gia đình dưới dạng đan xen nhiều hình thức khác nhau, nên nếu quy định khái quát thành 4 nhóm hành vi bạo lực gia đình thì có thể trùng lắp, bỏ sót hoặc không bao quát hết các hành vi bạo lực gia đình”, bà Nguyễn Thuý Anh nêu.

Do vậy, dự thảo luật tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình và được rà soát, chỉnh lý các điểm quy định về hành vi bạo lực gia đình tại khoản 1 Điều 3 dự thảo luật trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị bỏ đối tượng áp dụng là người đã ly hôn, người chung sống với nhau như vợ chồng, người là anh, chị, em của người đã ly hôn. Có ý kiến đề nghị bổ sung đối tượng là “người tình” của vợ, chồng đã ly hôn và con riêng của vợ, chồng hoặc của người đang chung sống với nhau như vợ chồng, con riêng của người đã ly hôn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, trong thực tế có nhiều trường hợp nam, nữ không hoặc chưa kết hôn nhưng vẫn sống với nhau như vợ chồng, hoặc có trường hợp vợ chồng tuy đã ly hôn, mối quan hệ giữa họ không là quan hệ gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình, song là mối quan hệ rất đặc thù dễ nảy sinh các tương tác, tiếp xúc trong cuộc sống, từ đó gia tăng nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực.

MỚI - NÓNG
Địa ốc 24H: Chủ dự án sân golf bị phạt; vì sao hàng nghìn căn hộ chưa được cấp sổ?
Địa ốc 24H: Chủ dự án sân golf bị phạt; vì sao hàng nghìn căn hộ chưa được cấp sổ?
TPO - Hà Nội lên tiếng hàng nghìn căn hộ sai phạm của 'đại gia điếu cày' chưa được cấp sổ; Bình Thuận chấp thuận đầu tư dự án bất động sản hơn 12.000 tỷ; Cưỡng chế thu hồi đất thực hiện dự án Công viên Phùng Khoang; Chủ dự án sân golf Việt Yên bị phạt;… là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 13/12.