Khởi nghiệp từ... rắn

0:00 / 0:00
0:00
Đức say mê với việc nuôi, phát triển đàn rắn. Ảnh: Duy Chiến
Đức say mê với việc nuôi, phát triển đàn rắn. Ảnh: Duy Chiến
TP - Chủ trại nuôi rắn là một cán bộ Đoàn ở thành phố Lạng Sơn. Mô hình thanh niên lập nghiệp hiệu quả của anh đáng để tuổi trẻ địa phương noi gương, học tập.

Anh Hoàng Minh Đức (SN 1992), dân tộc Tày, chủ nhân trại rắn Minh Đức thôn Khòn Khuyên, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn cho biết: Nhận thấy nuôi lợn, gà, gia súc, gia cầm khá phổ biến mà thị trường, giá cả không ổn định nên anh quyết tìm hướng đi mới. Rắn là sự lựa chọn của Đức.

Năm 2015, Đức vay mượn anh em bạn bè trên 10 triệu đồng để đầu tư làm chuồng, nuôi 120 con rắn hổ mang. Nhưng thời điểm đó, do chưa có kinh nghiệm cộng với nhiệt độ ở xứ Lạng thất thường nên rắn chết gần hết. Không nản chí, Đức mày mò học hỏi kinh nghiệm của người nuôi rắn lâu năm ở các tỉnh: Vĩnh Phúc, Bắc Giang và thường xuyên tham khảo trên mạng rồi chàng trai này quyết tâm mua thêm 50 con rắn giống. Từ chỗ, vừa làm, vừa học và rút kinh nghiệm, đến nay trang trại đã có 180 con rắn giống các loại.

Đức cho biết: Rắn là động vật ưa ấm, sinh trưởng, phát triển chậm. Với điều kiện khí hậu lạnh như ở Lạng Sơn, thời gian nuôi sẽ lâu hơn so với các tỉnh miền xuôi. Do vậy, có 2 loại rắn được người nuôi lựa chọn nhiều nhất, đó là rắn hổ mang và rắn hổ trâu. Từ một con rắn giống 1 tuần tuổi, sau khi nuôi được 2 năm, rắn mới có khả năng sinh sản. Năm đầu tiên, rắn đẻ từ 10 đến 15 quả trứng/lứa. Từ năm thứ hai trở đi, rắn đẻ từ 15 đến 30 quả trứng/lứa.

Theo ông chủ trại Minh Đức, để có 1 kg thịt rắn, người nuôi mất khoảng 7 kg thức ăn gồm các loại như: chuột, cóc, ếch nhái, sâu bọ, côn trùng, thóc.

Nghề nuôi rắn có nhiều ưu điểm như: tốn ít thời gian chăm sóc, chi phí thức ăn, thuốc men không lớn mà công cho ăn, dọn dẹp chuồng trại không tốn nhiều thời gian. Khi rắn đã thích nghi với môi trường sống, trung bình sau một năm nuôi, rắn sẽ có trọng lượng trên 1 kg/con. Với giá bán rắn thịt bình quân trên thị trường hiện nay khoảng 550 nghìn đồng/kg đối với rắn hổ mang và 600 nghìn đồng/kg với rắn hổ trâu thì một con rắn sẽ cho lãi khoảng 150 nghìn đồng.

Hiện nay, Đức đang sở hữu nhiều bể nuôi rắn đang trong giai đoạn sinh sản, rắn con. Trung bình 1 năm, tuỳ theo điều kiện chăm sóc, một cặp rắn có thể sinh sản từ 30- 40 rắn con. Thời điểm hiện tại rắn con giống có giá 80.000 đồng/con, còn trứng giá 70.000 đồng/quả. Nhờ vậy, mà gia đình Đức đã thoát nghèo, có của ăn, của để.

Chị Nguyễn Thùy Dung, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Lạng Sơn cho biết: Bên cạnh khởi nghiệp thành công, Hoàng Minh Đức còn là cán bộ Đoàn gương mẫu ở địa phương. Thời gian gần đây, mô hình nuôi rắn Minh Đức luôn là địa chỉ nhiều người trẻ tìm đến để hoc tập kinh nghiệm.

“Vào thời điểm cuối năm, trang trại không đủ nguồn để cung cấp cho thị trường. Thời gian tới, tôi sẽ mở rộng diện tích chuồng trại để đầu tư, phát triển theo hướng bán rắn giống, trứng rắn và rắn thịt thương phẩm”. Hoàng Minh Đức nói.

MỚI - NÓNG
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
Nơi vua Hàm Nghi ban tặng nhiều bảo vật
TPO - Quần thể Di tích quốc gia thành Sơn Phòng, đền Trầm Lâm và đền Công Đồng tại xã Phú Gia, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh gắn với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của vua Hàm Nghi. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ nhiều “bảo vật” nhà vua ban tặng.

Có thể bạn quan tâm

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Những gương mặt trẻ lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

TPO - Tối 26/12, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, T.Ư Đoàn tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ X năm 2023. Chia sẻ sau lễ tuyên dương, các em học sinh, sinh viên DTTS đã bày tỏ nguyện vọng, mong muốn sẽ được tạo nhiều cơ hội hơn nữa để lan tỏa bản sắc văn hoá dân tộc. 
Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

Nam thanh, nữ tú Khmer rạng ngời trong ngày lễ dâng y

TPO - Sáng 27/11, rất đông các bạn trẻ đồng bào Khmer là Phật tử tại TPHCM đã tề tựu về chùa Long Hoa Thiên Bảo (TP Thủ Đức) để tham gia đại lễ Kathina (hay còn gọi là lễ dâng y). Đây cũng là hoạt động báo hiệu kết thúc ba tháng mùa an cư kiết hạ của các chư tăng, chư ni Phật giáo.
Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

Ngắm làng Thèn Pả với nếp nhà trình tường đẹp như cổ tích dưới bóng cờ Lũng Cú

TPO - Nằm ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, ngay dưới chân Cột cờ Lũng Cú và cách trung tâm thị trấn Đồng Văn khoảng 25 km là làng Thèn Pả. Du khách đến đây sẽ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên yên bình với những nếp nhà trình tường lợp ngói âm dương, vách đất vàng nâu, hàng rào đá, ruộng ngô… và những người dân mến khách.