Khói đen bốc ra từ lò phản ứng số 3

Khói đen bốc ra từ lò phản ứng số 3
Lúc 16 giờ 33 (14 giờ 33 theo giờ VN), hãng tin Kyodo thông báo có đám khói đen bốc lên từ lò phản ứng số 3, khiến công nhân tại đây phải sơ tán.

>> Phục hồi điện cả 6 lò phản ứng hạt nhân
>> Bể chứa thanh nhiên liệu lại sôi
>> Khói lại bốc lên từ nhà máy hạt nhân Nhật

Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ngày 21-3 Ảnh: AP
Khói bốc lên từ lò phản ứng số 3 của nhà máy điện hạt nhân Fukushima I ngày 21-3 Ảnh: AP.

Hiện lãnh đạo nhà máy chưa đưa ra chi tiết và nguyên nhân sự cố. Ở các lò phản ứng khác, tình hình vẫn rất căng thẳng.

Nhiệt độ và phóng xạ tăng cao

Dù đã cấp điện cho tất cả sáu lò phản ứng, đội chuyên gia cứu hộ vẫn gặp thách thức lớn khi hôm nay nhiệt độ trong lò số 1 có lúc vượt qua ngưỡng 400 độ C, phóng xạ ở lò số 2 lên 500 millisievert/giờ, khiến nỗ lực đưa điện vào phòng điều khiển chưa thực hiện được.

Hãng tin Kyodo dẫn lời ông Hidehiko Nishiyama, phát ngôn viên Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật Bản, hôm nay 23-3 cho biết sau các nỗ lực đưa điện vào nhà máy Fukushima, tình hình ở các lò phản ứng chưa có dấu hiệu tích cực hơn.

Tại lò phản ứng số 1, nhiệt độ có lúc tăng lên hơn 400 độ C, khiến đội cứu hộ phải liên tiếp dội lượng lớn nước biển vào để giảm nhiệt.

Những “cảm tử quân” ở nhà máy Fukushima 1 vẫn gặp rất nhiều thách thức Ảnh: MSN
Những “cảm tử quân” ở nhà máy Fukushima 1 vẫn gặp rất nhiều thách thức Ảnh: MSN.

Tính đến 10 giờ sáng hôm nay (8 giờ sáng 23-3 theo giờ VN), nhiệt độ ở lò số 1 mới giảm xuống 390 độ C, nhưng vẫn cao hơn mức tối đa 302 độ C mà các nhà thiết kế đưa ra ban đầu khi xây dựng nhà máy. Để giải quyết tình trạng này, Công ty Điện lực Tokyo đã tăng lượng nước đổ vào đây lên 9 lần.

Ông Nishiyama cho biết ở nhiệt độ này, lò phản ứng chưa bắt đầu tan chảy. Nhưng nếu nhiệt độ đạt mức 1.000 độ C, nó sẽ tạo ra phản ứng có thể làm vỡ lớp vỏ zirconium bọc nhiên liệu hạt nhân.

Trong khi đó, tại lò số 2, phóng xạ lên cao ở mức 500 - cao gấp đôi giới hạn 250 millisievert/giờ đối với tính mạng con người, khiến đội cứu hộ chưa thể khôi phục điện cho phòng điều khiển.

Công ty Điện lực Tokyo cho hay đã có hai chuyên gia làm nhiệm vụ cấp điện cho nhà máy đêm 22-3 bị thương và phải đi cấp cứu ở bệnh viện nhưng không phải do phơi nhiễm phóng xạ.

Hiện hoạt động phun nước đang được triển khai ở các lò số 3,4. Điện cho phòng điều khiển của lò số 3 đã được khôi phục và các chuyên gia đang nỗ lực đưa điện đến các thiết bị xử lý dữ liệu, bơm nước… Mọi hi vọng đang đổ dồn vào khả năng phục hồi điện cho hệ thống làm mát lò phản ứng.

Phóng xạ trong nguồn nước Tokyo tăng cao

Kyodo cũng cho hay hôm nay chính quyền thành phố Tokyo đã cảnh báo nước máy cấp cho từng hộ gia đình ở khu vực này đã nhiễm iodine cao hơn giới hạn cho phép, ở mức có thể gây hại cho trẻ em.

Chính quyền Tokyo đã phát hiện trong nước của nhà máy xử lý nước nồng độ iodine là 210 becquerel mỗi kg (lít) nước, vượt quá giới hạn 100 becquerel.

Một bà mẹ cho bé uống sữa trong một nhà tạm trú Ảnh: Rian
Một bà mẹ cho bé uống sữa trong một nhà tạm trú Ảnh: Rian.

Họ khuyến cáo người dân không cho trẻ dùng nước từ vòi và thay thế bằng nguồn nước đóng chai an toàn hơn. Trước đó, làng Iitate ở tỉnh Fukushima cũng phát hiện lượng phóng xạ cao gấp 3 lần giới hạn cho phép, khiến người dân ở đây phải dùng nước đóng chai chuyển từ nơi khác đến.

CNN đưa tin chính quyền Mỹ hôm nay đã thông báo cấm nhập khẩu hàng nông sản từ khu vực ảnh hưởng phóng xạ của Nhật Bản.

Theo Phan Anh
Tuổi trẻ

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến (bên phải) trao Quyết định cho bà Nguyễn Vũ Bích HIền.
Thành ủy Hà Nội trao quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội quyết định chuẩn y bà Nguyễn Vũ Bích Hiền (SN 1975), Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội, nhiệm kỳ 2020 - 2025.