Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh

Thầy Sứ đang cắt tóc cho các em học sinh của trường
Thầy Sứ đang cắt tóc cho các em học sinh của trường
Ở các trường vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam), thầy cô giáo không chỉ làm nhiệm vụ gieo chữ mà còn đảm nhận luôn cả vai trò của người cha, người mẹ trong gia đình.

Bước vào khai giảng năm học mới, thầy cô vùng cao huyện Phước Sơn (Quảng Nam) tổ chức cắt tóc, gội đầu, tắm giặt, kêu gọi đóng góp sách vở, quần áo, chăm lo bữa ăn cho học sinh… Đó là những công việc không tên, thầm lặng của những thầy cô giáo đang công tác vùng sâu vùng xa, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao này.

Trước hoàn cảnh quá khó khăn của con em đồng bào dân tộc ở huyện Phước Sơn, những thầy cô giáo ở đây không chỉ làm nhiệm vụ gieo chữ mà còn đảm nhận luôn cả vai trò của người cha, người mẹ trong gia đình.

Vài năm nay, thầy Hồ Văn Sứ - giáo viên xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn có thêm một “nghề” tay trái đó là thợ cắt tóc miễn phí cho học sinh. Tuy không trải qua một ngày nào học cắt tóc, xong thầy Sứ lại khá thành thục với từng đường kéo, tông-đơ hay dao cạo.

Cứ mỗi khi bước vào đầu năm học mới, thấy học sinh nam để tóc dài khá nhiều, trong khi thời tiết nắng nóng gây mất vệ sinh nên thầy Sứ đã tự nguyện mua bộ đồ nghề rồi vận động từng em học sinh đến điểm cắt tóc ngay sân trường. Đã có hàng trăm lượt học sinh được thầy Sứ cắt tóc gọn gàng sạch đẹp trong hai năm học vừa qua.

Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh ảnh 1 Có rất nhiều em học sinh của trường đã được cắt tóc gọn gàng, sạch đẹp

Thầy Sứ chia sẻ, có một số phụ huynh gặp thì cũng nói hớt đẹp, nhưng tùy theo sở thích của học sinh. Học sinh thích hớt 3 phân thì mình hớt 3 phân, học sinh thích hớt tông-đơ thì mình hớt tông-đơ theo yêu cầu của học sinh.

Khi được hỏi thầy Sứ cắt tóc, em cảm thấy thế nào; em Hồ Văn Mãi (học sinh lớp 5, trường PTDTBT Tiểu học-THCS Phước Lộc, Phước Sơn) hào hứng: “Con rất là thích, rất là đẹp”.

Với học sinh vùng dân tộc thiểu số ở huyện Phước Sơn nói riêng và miền núi tỉnh Quảng Nam nói chung, tình trạng không có đủ sách vở, bút mực hay quần áo mới trong ngày đầu năm học là điều bình thường, nói gì đến chuyện cắt tóc gọn gàng cho con em mình trước ngày đi học.

Vì cuộc sống của đa số bà con dân tộc thiểu số còn nghèo, khó khăn, sự quan tâm đến chuyện học hành của con, họ chỉ dừng lại ở việc đưa con đến trường, còn mọi chuyện đều phó mặc cho các thầy cô giáo.

Khi thầy cô vùng cao kiêm thợ cắt tóc, gội đầu cho học sinh ảnh 2 Rất chăm chú khi cắt tóc cho các em

Vì thế, từ đầu mỗi năm học, các thầy cô giáo vừa đi vận động học sinh ra lớp, vừa may quần áo mới hay chuẩn bị nơi ăn ở cho các em học sinh đồng bào dân tộc giờ đã không còn là chuyện quá xa lạ ở các bản làng, các điểm trường vùng cao Quảng Nam.

Thầy giáo Trần Đình Ngộ - Hiệu trưởng trường PTDTBT Tiểu học-THCS Phước Lộc, Phước Sơn – chia sẻ: “Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì thầy cô cũng có tâm huyết, yêu thương các em, giúp các em biết con chữ, nâng cao ý thức của người dân”.

Tỉnh Quảng Nam có 6 huyện miền núi với 100% dân số là đồng bào Bhnong, Cơtu, Xêđăng, Cadong cuộc sống còn rất nhiều khó khăn… vì vậy những thầy cô giáo đã và đang công tác ở những địa bàn này vừa làm nhiệm vụ gieo con chữ, vừa đảm đương luôn vai trò của một người cha, người mẹ chăm lo cho các em với tình yêu nghề vô bờ bến.

Những năm qua, hàng trăm thầy cô giáo ở các huyện vùng cao Quảng Nam đã thầm lặng làm những công việc không tên, để ngày ngày các em học sinh lại yên tâm đến trường đến lớp, ê a học con chữ.

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.