Khi sinh viên làm thêm ‘nghề nhạy cảm’

Nguyễn Thị Hồng tại cửa hàng đồ chơi người lớn ở Vũ Hữu, Q.Thanh Xuân.
Nguyễn Thị Hồng tại cửa hàng đồ chơi người lớn ở Vũ Hữu, Q.Thanh Xuân.
Sinh viên làm việc trong các quán bar, tiệm hát karaoke, shop bán đồ chơi người lớn, dễ bị bạn bè nghĩ là hư hỏng, nhưng bù lại là mức lương kha khá đủ đảm bảo cho việc sống và học.

Đó là lý do chính cho việc nhiều bạn trẻ bất chấp những trở ngại của những công việc làm thêm nhạy cảm này mang lại.

Tôi gặp Nguyễn Thị Hồng, quê Thanh Hóa (sinh viên Cao đẳng kinh tế kĩ thuật công nghiệp) khi em đang tất bật tư vấn, bán đồ “người lớn” cho khách tại đường Vũ Hữu, Q. Thanh Xuân, Hà Nội. Nụ cười luôn nở trên môi, trò chuyện với khách hàng luôn nhẹ nhàng, giải thích tỉ mỉ nhưng mỗi khi vắng khách là Hồng lại một mình với nỗi khổ tâm vì dư luận xung quanh khi đi làm công việc này.

Làm thêm tại một tiệm bán những món đồ nhạy cảm, Hồng phải rất lâu mới gạt đi cảm giác xấu hổ khi tiếp xúc với mọi người và "nhồi" vào đầu mình suy nghĩ rất bình thường rằng đó là một công việc - bán những thứ người ta cần và pháp luật cho phép. Tuy nhiên, nhiều khách hàng dù vào mua đồ nhưng lại tỏ vẻ xem thường những người nhân viên ở đây như em. Hồng kể rằng, đã không ít lần em bị khách buông lời trêu ghẹo, kiểu như “Ở đây chắc có đồ thật để thử phải không em ?” hoặc “Đi cùng hướng dẫn anh sử dụng với chứ”…

Giọng buồn bã, Hồng bảo cô giấu bạn bè, bố mẹ, chỉ nói đi làm thêm vì không phải ai cũng hiểu công việc của mình. Nhiều người cho rằng nhân viên làm việc này thường dễ dãi nên hay trêu ghẹo, xúc phạm. “Đây là công việc tạm thời kiếm thêm để trang trải học tập vì gia cảnh khó khăn. Bọn em không bất chấp giá trị của mình để sa ngã”, Hồng nói.

Công việc bán hàng bận rộn nhất là vào ban đêm, từ khoảng 19h – 22h hằng ngày. Bán hàng này có nhiều nỗi khổ, mà bị khách buông lời trêu ghẹo chỉ là một nỗi khổ nhỏ nhất. Hồng kể: sợ nhất là phải giao hàng tận nhà cho khách, nhất là những khu vực nguy hiểm như bến xe, nhà nghi… Khi đó chỉ cầu mong nhanh nhanh chóng chóng giao xong hàng, nhận tiền về nộp cho chủ, chứ có lần gặp phải người thiếu văn hóa cũng đành bỏ của chạy lấy người.

Mức lương hơn 3 triệu/tháng cộng với khoản thỉnh thoảng được “boa” thì sống khá ổn, nhất là khách nước ngoài, họ lịch sự mà thoáng tính.

Bước vào căn phòng Nguyễn Thu Trang, Đoan Hùng, Phú Thọ (sinh viên Đại học Hòa Bình) đang làm nhân viên xếp bóng tại một quán bida trên đường Trần Duy Hưng gặp cô cùng bốn, năm cô gái khác trong trang phục khá “thoáng” đang xếp bóng cho khách. Kéo gấu váy để che bớt khoảng hở đôi chân, Trang ái ngại khi gặp người cùng xóm trọ, cô bảo sợ nhất gặp người quen tại đây. Mọi người không hiểu, nghĩ Trang hư hỏng trong môi trường làm việc thế này. Cô gái tâm sự, đã nhiều lần khách đề nghị khiếm nhã nhưng cô thẳng thừng từ chối. Chính vì thế mà cô phải chuyển nơi làm đã ba lần vì phản ứng gay gắt với khách.

Dù làm ở đâu thì Trang cũng lặp lại từng đấy công việc: xếp bóng, mang đồ uống, tiếp chuyện khách…thậm chí là can ngăn xích mích của các tay cơ bida nữa. Làm việc theo ca từ 18h – hết khách, một ngày Trang tiếp hàng trăm lượt khách nên cũng ép mình phải quen với việc “khách hàng là thượng đế”. Nhiều khi bị khách đùa cợt, trêu ghẹo bằng lời Trang vẫn nhã nhặn nhưng vị khách nào đi quá giới hạn là Trang từ chối ngay. Tuy cương quyết như vậy nhưng không mấy người hiểu cho.

Cả Trang và Hồng đều đã có người yêu, chính vì thế mà nhiều khi sinh ra cãi nhau không đáng có. Nhưng cuối cùng các bạn cũng thuyết phục được người yêu bằng sự đứng đắn của mình. Công việc đó nhạy cảm nhưng mức lương khá ổn, lại không vi phạm đạo đức, pháp luật nên nhiều bạn sinh viên đã chọn lựa để duy trì cho quá trình học tập của mình.

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS) nhận định rằng, trong xã hội của chúng ta vẫn còn những yêu cầu khá ngặt nghèo về chuẩn mực đối với phụ nữ nên có dư luận đối với các bạn sinh viên làm nghề này cũng là dễ hiểu. Xã hội nghi kỵ vì họ chưa hiểu rõ, cũng một phần do nhiều cơ sở kinh doanh lợi dụng các bạn làm điều không đúng.

Bà Hồng nhấn mạnh: “Không nên có cái nhìn ác cảm đối với những cô gái làm nghề đó, bởi vì nếu chúng ta đánh đồng người làm những công việc đó với những việc làm vi phạm pháp luật hay chuẩn mực đạo đức là không công bằng, không khách quan cho họ”. Bà cũng khuyên các bạn nữ khi tìm việc cũng nên cân nhắc kĩ và phải thật sự bản lĩnh để vượt qua cám dỗ trong môi trường đó. Đồng thời, phải tăng cường thông tin để cho xã hội có cái nhìn khách quan đối với những nghề nghiệp như vậy.

Theo Theo Infonet
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.