Khi niềm tin sụt giảm

Khi niềm tin sụt giảm
TP - Bước vào năm 2014, một trong những ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Pháp Francois Hollande là cải tổ bộ máy hành chính nhằm nâng cao hiệu quả cũng như góp phần giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách.

Ông Hollande đã kêu gọi toàn dân đoàn kết, chia sẻ trách nhiệm này, nhưng có lẽ, sự hưởng ứng của dân chúng không nhiều như ông mong đợi.

Có vẻ như ông Hollande đã rất quyết tâm tinh giản bộ máy hành chính nhà nước mà ông đánh giá là “quá cồng kềnh, trì trệ và tốn kém”. Ông đề xuất tới 201 biện pháp nhằm giúp hệ thống hành chính công trở nên hiện đại và thân thiện hơn với người dân. Không chỉ giúp tiết kiệm hàng tỷ USD ngân sách - ông Hollande còn cam kết các biện pháp mới nhằm giải quyết nạn hối lộ và tình trạng quan liêu vốn làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bộ máy công quyền.

Nói thì dễ, nhưng thực hiện không hề dễ dàng. Tổng thống Hollande đã kêu gọi toàn dân Pháp cùng nỗ lực, chia sẻ trách nhiệm trong kế hoạch này “ở mọi nơi, hoặc ít nhất là ở bất cứ nơi nào có thể”. So với cách đây hơn năm rưỡi, khi ông Hollande mới bước chân vào Điện Elysee, những lời kêu gọi kiểu này của ông không còn tập hợp được sức mạnh của nhiều người. Có lẽ chính vì kỳ vọng quá nhiều về một sự thay đổi nên giờ đây, khi tình hình đất nước không có mấy cải thiện so với gần hai mươi tháng trước – thâm hụt ngân sách vẫn trầm trọng trong khi tỷ lệ thất nghiệp cao ngất ngưởng, người dân Pháp mất niềm tin vào người lãnh đạo của mình.

Con đường chính trị của ông Hollande có vẻ bắt đầu giống với người đồng cấp Mỹ (tái tranh cử trong bối cảnh tỉ lệ tín nhiệm thấp). Tuy nhiên con đường của ông Hollande chông gai hơn nhiều, nên rất khó có thể nói trước về khả năng thắng cử lần 2 của ông Holland.

Bỏ qua các yếu tố khách quan, ông Hollande không được dân Pháp đánh giá cao như cách dân Mỹ nhìn Tổng thống Obama, đặc biệt xét về tiêu chí “quyền lực và năng lực”.

Hiện tỷ lệ dân chúng ủng hộ Tổng thống Hollande đã rơi xuống mức thấp kỷ lục (dưới 30%). Thậm chí trong một cuộc thăm dò mới đây, có tới 76% người đã thẳng thừng tuyên bố: Ông Hollande giờ còn không xác định được mình đang đi về đâu.

Năm 2014, ông Hollande cần có bước đột phá để lấy lại hình ảnh trong mắt dân chúng Pháp, dù mục tiêu này chắc chắn chẳng dễ dàng.

  Theo Phương Hà
MỚI - NÓNG
Theo công bố của Bộ Công Thương, năm 2022, EVN bị lỗ
EVN lỗ hơn 26.000 tỷ đồng, đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính
TPO - EVN bị lỗ tổng cộng hơn 26.200 tỷ đồng và đang đối diện nguy cơ mất cân đối tài chính, giá điện dự kiến cũng sẽ sớm được điều chỉnh... Đó là thông tin được Bộ Công Thương đưa ra tại cuộc họp báo công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam năm 2021 và năm 2022, diễn ra chiều tối nay (31/3).