Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Những câu lạc bộ (CLB) board game ở trường học vốn được biết đến như “đại bản doanh” không công nghệ, vừa giúp teen “đánh bay” áp lực bài vở, vừa học hỏi được nhiều kiến thức thú vị.

Đại bản doanh của những người chơi thông thái

Với hội teen đam mê “bung xõa” qua những trò chơi “vui nổ trời”, CLB board game chính là nơi giúp teen xả stress hiệu quả sau những giờ học căng thẳng. Từ những cái tên “lão làng” như Board game QH (trường THPT chuyên Quốc Học Huế) thành lập năm 2016, LQĐ Board Game Club (trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn,Vũng Tàu) thành lập năm 2017, đến những CLB mới hoạt động như Board Game NQD (trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp),… đều đã ghi dấu ấn với nhiều hoạt động sôi nổi.

Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng ảnh 1

Đặc điểm của board game là càng đông càng vui, càng chơi càng thân, vậy nên các CLB luôn “rộng cửa” chào đón cả những “ma mới” còn rụt rè, lạ lẫm với hình thức giải trí này, gắn kết các thành viên qua những tựa game thuở thơ ấu như cờ tỷ phú, cờ cá ngựa, hay những đại diện bản hiện đại như UNO, Ma Sói, Mèo Nổ…

Bạn Xuân Quang (Chủ nhiệm Board game QH) chia sẻ: “CLB là nơi luôn tạo ra tiếng cười bởi chơi board game vui thiệt sự. Bản thân mình cũng từng là một người rất ít nói trước khi tham gia CLB. Thế nhưng qua mỗi trò chơi, được ngồi chung, nói chuyện với các anh chị khiến mình cảm thấy gắn kết và thân thiết với mọi người hơn rất nhiều”.

Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng ảnh 2

Lý do khác khiến một CLB trò chơi được “đường đường chính chính” hoạt động trong trường còn nằm ở lượng kiến thức và kỹ năng đáng kể. “Bọn mình có thể tăng khả năng nói, thuyết trình thông qua trò Ma sói. Có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa qua board game 7 wonders hay bộ D&D về những hiệp sĩ săn rồng. Ở Việt Nam hiện tại mình cũng thấy xuất hiện những board game về lịch sử nước nhà rất thú vị. Ngoài ra thì với những bộ board game có quy mô lớn, có thể chơi tới vài tháng thì đôi khi còn đòi hỏi khả năng suy luận, phán đoán và tư duy logic của người chơi nữa”, bạn Tiến Đạt (Chủ nhiệm LQĐ Board Game Club) chia sẻ.

“Tạo sóng” bằng nhiều hoạt động thú vị

Những thành viên CLB board game luôn tìm tòi tạo ra những hoạt động thú vị, mong muốn lan tỏa giá trị của hình thức giải trí này đến nhiều người.

Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng ảnh 3

Các bạn ấy đã chăm chút cho trang fanpage trở thành cuốn cẩm nang board game với nhiều tựa game mới lạ, bên cạnh đó còn dồn tâm huyết tổ chức sự kiện offline. Board Game QH đã 3 lần tổ chức giải cờ vua, một mùa giải Mèo Nổ cho các bạn học sinh Quốc Học. Vào năm học trước, Board Game NQD “bỏ túi” 2 sự kiện offline, còn chiêu mộ thêm được không ít teen hứng thú với bộ môn này. Bởi vậy nên chỉ trong học kỳ I, CLB đã mở 2 lần tuyển thành viên để đáp ứng nhu cầu tham gia của các bạn trong trường. Hay LQĐ Board Game Club cũng đã tổ chức sự kiện “White Valentine” vào tháng 3 và “The Pink Moon” vào tháng 4 năm nay với chủ đề về tình yêu và thần thoại Bắc Âu.

Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng ảnh 4

Theo chia sẻ của Tiến Đạt, bí kíp giúp CLB làm nên một sự kiện thành công là chọn trúng những board game gắn với nội dung chương trình hướng tới: “Ví dụ như sự kiện Valentine trắng năm ngoái, mục đích chủ yếu để ghép đôi nên bọn mình sẽ lựa chọn những board game đơn giản, hợp để gắn kết như rút gỗ, thông thỏ. Hằng tháng CLB cũng có board game theo chủ điểm được đăng trên trang fanpage. Ví dụ như tháng 11 là chủ điểm học tập, bọn mình gợi ý các thầy cô và học sinh có thể cùng chơi bộ rút gỗ, bạn nào thua thì phải trả lời câu hỏi, dò bài cũ. Trò chơi này vừa giúp các bạn đỡ áp lực khi trả bài, vừa giúp thầy cô chúng mình thêm gần gũi, thân thiện hơn với học sinh”.

Bên cạnh đó, Tiến Đạt gợi ý nếu có sở thích hoặc mong muốn chơi board game về chủ đề nào đó, bạn có thể tìm theo từ khóa chủ đề đó trên mạng. Hoặc cũng có thể thay đổi luật chơi, hình phạt của những board game có sẵn cho phù hợp với mục đích của mình, miễn là mọi người đều vui.

Cùng nhau“vượt khó” mùa dịch

Vì bản chất trò chơi cần ngồi lại và tương tác với nhau, hoạt động của các CLB board game bỗng chốc “gặp khó” trong thời gian dịch bệnh. Tuy vậy, đúng với tính chất “thiên biến vạn hóa” của board game, các CLB cũng thích ứng rất nhanh để tìm ra phương án sinh hoạt vui - khỏe - có ích. Các bạn ấy tổ chức các buổi gặp mặt tâm sự online, cùng nhau chơi một số board game như Ma Sói. CLB Board Game NQD còn tổ chức tới 2 dự án online, không chỉ dành cho thành viên CLB mà còn cả các bạn học sinh trong trường thông qua các app về Ma Sói, Uno, group Facebook,…

Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng ảnh 5

Bạn Trí Bình (Trưởng ban Hoạt động Board Game NQD) chia sẻ: “Thường thì tụi mình sẽ rút gọn hoặc có thay đổi nhỏ trong luật chơi, rút ngắn thời gian của từng ván chơi lại. Ban chủ nhiệm hoặc những bạn quản trò sẽ phải họp với nhau và chơi trước, test thử từng trường hợp xem có ổn không trước khi cho các bạn khác chơi chính thức. Tuy vậy thì chơi online không thể nào bằng được việc offline, bởi đôi khi sẽ gặp các vấn đề về đường truyền, hay các bạn tham gia không thể mở hết camera trong lúc chơi”.

Bởi vậy, dù thành công thích ứng với dịch bệnh, mong muốn lớn nhất của các thành viên CLB board game lúc này đều là có thể sớm đi học trở lại, gặp mặt và cùng nhau chơi trò chơi đúng với tiêu chí vui nhộn, thân thiết vốn có của board game.

Khi Gen Z vừa chơi, vừa học: Trường học có ngay CLB board game xả "xì-trét", rèn kỹ năng ảnh 9
MỚI - NÓNG

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

Tuyển sinh 2024: Thi thử vào lớp 10, bao nhiêu là đủ và thi vào lúc nào là phù hợp?

HHT - Chỉ còn vài tháng nữa là kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2024 sẽ chính thức diễn ra, kéo theo đó là cuộc “chạy đua” thi thử để kiểm tra và đánh giá năng lực, cũng như rèn luyện áp lực cho thí sinh trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thi thử bao nhiêu là đủ và thi thử vào thời gian nào là phù hợp ?